THÀNH TÍCH CỦA ĐƠN VỊ TRONG GIAI ĐOẠN 2009-2014
Huyện Châu Đức được thành lập theo Quyết Định số 422/QĐ,UBT ngày 18/8/1994 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Phía bắc giáp huyện Cẩm Mỹ- tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp huyện Đất Đỏ và thành phố Bà Rịa, phía Tây giáp huyện Tân Thành, phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc. Tổng diện tích tự nhiên là 42.655,26 ha, tính đến thời điểm tháng 10/2014 toàn huyện có 34.932 hộ, 152.764 khẩu (dân tộc Kinh chiếm 94,3 %, dân tộc Chơro chiếm 3,03 %, dân tộc Hoa chiếm 2,08 %, các dân tộc khác chiếm 0,59 %) được phân bổ trên 16 đơn vị hành chính (01 thị trấn, 15 xã). Cơ cấu kinh tế của huyện là: Nông nghiệp - Dịch vụ thương mại - Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp.
Trong những năm qua kinh tế - xã hội của huyện có bước phát triển khá mạnh. Tình hình chính trị - an ninh trật tự trên địa bàn huyện ổn định. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Mạng lưới y tế được củng cố, duy trì và phát triển ổn định. Toàn huyện có 01 Trung tâm y tế cấp huyện và 16 trạm y tế xã, thị trấn. Cơ sở vật chất đã và đang xuống cấp (có kế hoạch xây mới trong năm 2015), trang thiết bị trong các cơ sở y tế trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện.
Thực hiện "Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới" Cấp uỷ Đảng, chính quyền, các khoa phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đã đạt được một số kết quả quan trọng. Nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên và nhân viên, đặc biệt là vai trò và trách nhiệm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân có sự chuyển biến tích cực. Hệ thống y tế ngày càng được củng cố. Nhiều chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ nhân dân đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cũng gặp phải không ít khó khăn. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng; nhiều dịch bệnh mới phát sinh, diễn biến phức tạp; hệ thống tổ chức bộ máy ngành Y tế thiếu ổn định; tình trạng thiếu đội ngũ bác sỹ tại các cơ sở y tế kéo dài nhiều năm; đầu tư cho y tế tuy đã có nhiều cố gắng, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh trên địa bàn huyện. Những khó khăn đó đã ảnh hướng không nhỏ đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện.
1. "Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân" Ban giám đốc TTYT Châu Đức đã kịp thời triển khai quán triệt tới các cán bộ chủ chốt của Trung tâm. Đồng thời tham mưu cho UBND huyện thành lập Ban chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của huyện và các xã, thị trấn. Trên cơ sở đó ngành y tế tiếp tục tổ chức triển khai học tập tới toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động trong ngành nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ y, bác sỹ đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tăng cường đầu tư nguồn lực để phát triển hệ thống y tế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội nhằm từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Thường xuyên tiến hành sơ kết, đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
Thực hiện chỉ đạo của, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các khoa phòng, Trạm y tế triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ nhân dân. Đẩy mạnh cải cách thủ tục khám bệnh, chữa bệnh nhằm giảm phiền hà cho nhân dân. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ sở y tế. Thực hiện tốt các quy tắc ứng xử nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám chữa bệnh theo Chỉ thị 03/CT-BYT ngày 01/4/2013 của Bộ Y tế.
2. Về các chỉ tiêu chăm sóc sức khoẻ nhân dân:
Sau 05 năm triển khai thực hiện các chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã đạt được kết quả tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm tỷ lệ mắc các bệnh, tật và tử vong, nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực và thói quen giữ gìn sức khoẻ của nhân dân trên địa bàn huyện.
Tỷ lệ trẻ em chết dưới 01 tuổi qua các năm giảm từ 1,2 % (năm 2009) xuống 1,1% (năm 2014). Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân dưới 2.500gam giảm từ 1,5 % (năm 2009) xuống 0,9% (năm 2014). Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng, công tác truyền thông, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên làm công tac tiêm chủng nên trong quá trình triển khai không có tai biến đáng tiếc xảy ra. Tỷ lệ trẻ đạt miễn dịch và tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vác xin cơ bản trên 95% (năm 2009) duy trì trên 98% (năm 2014). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm dần từ 20% (năm 2009) xuống 10,9% (năm 2014).
3. Phát triển và hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức khoẻ nhân dân:
Năm 2009 Trung tâm y tế huyện có quy mô 50.giường đến năm 2011 Trung tâm y tế được nâng lên là 80 giường và hiện nay là 80 giường; cơ sở hạ tầng từng bước được củng cố, trang thiết bị được đầu tư nâng cấp; trình độ đội ngũ cán bộ y, bác sỹ của Trung tâm yế được nâng cao, phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
Mạng lưới y tế xã, thị trấn được củng cố, kiện toàn và phát triển, từng bước xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã. Đến năm 2010 toàn huyện đã có 14/16 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia giai đoạn (2000-2010). Hiện nay đã có12/16 xã, thị trấn đạt 10 tiêu chí quốc gia về y tế xã theo tiêu chí mới, (hiện đã có 06 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới Bình Ba, Quãng Thành, Kim Long, Xuân Sơn, Cù Bị, Suối Nghệ và 06 xã đang chờ thẩm định Xà Bang, Sơn Bình, Nghĩa Thành, Đá Bạc, Bàu Chinh, Ngãi Giao. Còn 04 xã Suối Rao, Láng Lớn, Bình Giã, Bình Trung dự kiến sẽ đạt vào năm 2015
Y học cổ truyền phát triển mạnh với 01 tổ đông y tại TTYT hoạt động đầy đủ với khám bệnh, châm cứu, bấm huyệt và xoa bóp, điện châm và chiếu tia điều trị bệnh cùng với 16/16 xã khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại. Hầu hết các trạm y tế xã đều có vườn thuốc nam.16/16 xã .Tỷ lệ bệnh nhân khám chữa bện bằng y học cổ truyền ngày một tăng. Hiện nay đã có trên 30.% số bệnh nhân được khám chữa bằng thuộc nam kết hợp xoa bóp bấm huyệt.
Đối với mạng lưới khám chữa bệnh: Toàn huyện có 01 Trung tâm y tế, 16 trạm y tế xã, thị trấn. Tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân là 1,8.bác sỹ (năm 2009). hiện có 2,2.bác sỹ/10.000 dân (năm 2014) trong khi đó số giường bệnh tăng từ.50.gường bệnh (năm 2009) lên 80 giường bệnh (năm 2014); công suất sử dụng giường bệnh ngày càng được tăng cao.
4. Đội ngũ phát triển nguồn nhân lực:
Hiện nay, tổng số cán bộ nhân viên y tế toàn huyện là 262 người, tăng 29 người so với năm 2009. Tuyến huyện có 129 người, trong đó có 28 bác sỹ; tuyến xã có 133 người, trong đó có 05 bác sỹ. Trạm y tế có đủ trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ nhân dân, các đơn vị trong ngành y tế huyện thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo và tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn thực hành chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế, nhất là đội ngũ cán bộ y tế xã, thị trấn.
Ngành y tế huyện thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03/CT-BYT ngày 01/4/2013 của Bộ Y tế về việc "Tăng cường các giải pháp thực hiện tốt Quy tắc ứng xử nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh" thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai, minh bạch, cải cách hành chính trong giao tiếp ứng xử, thực hiện tốt 12 điều y đức, quy tắc ứng xử của Bộ Y tế ban hành. Những biểu hiện tiêu cực, phiền hà đối với nhân dân từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi. Việc tiếp cận với các dịch vụ y tế ngày càng dễ dàng hơn, người dân được đối xử bình đẳng hơn trong khám chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế. Qua đó đã tạo bước chuyển biến rõ rệt trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trên đây là báo cáo kết quả 05 năm về "Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân". Các khoa phòng phát huy tinh thần chủ động, cụ thể hóa các nhiệm vụ và triển khai thực hiện có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế địa phương góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng quê hương Châu Đức ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
* Ghi chú số liệu trên được tính tới tháng 12/2021