image banner

QUY TRÌNH MẮT

01. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHÍCH CHẮP- LẸO

I.           ĐẠI CƯƠNG

Chích chắp lẹo là kỹ thuật lấy đi ổ chắp hoặc lẹo

II.        CHỈ ĐỊNH

Chích chắp và lẹo khi đã hình thành mủ và ổ viêm khu trú có điểm mủ trắng hoặc thành bọc như hạt đỗ dưới da mi.

III.    CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-         Chắp, lẹo đang sưng tấy

-         Những bệnh toàn thân chưa ổn định

IV.     CHUẨN BỊ

1.      Cán bộ thực hiện : Bác sĩ hoặc điều dưỡng được đào tạo

2.      Phương tiện:

Dụng cụ vô khuẩn

§   Khay men chữ nhật, săng, panh Kocher

§   Bơm kim tiêm 3 ml, kim lấy thuốc

§   Cặp có răng, cặp cố định chắp

§   Dao lưỡi nhỏ (Dao lá lúa, dao lam, dao 450)

§   Kéo cong 10cm

Dụng cụ nạo chắp (thìa nạo chắp)

§   Cặp kìm

§   Chỉ tự tiêu, kim

§   Bông ứơt, khô, gạc, hộp bông cồn

§   Găng tay vô trùng

Dụng cụ sạch

§   Ống cắm Panh

§   Xe tiêm

§   Kéo, băng dính.

§   Cưa thuốc

§   Hộp chống sốc (có đầy đủ dụng cụ và thuốc theo qui định của Bộ Y Tế).

§   Dung dịch sát khuẩn tay nhanh hoặc dung dịch cồn 700C

Dụng cụ khác

§   Sổ y bạ hoặc bệnh án có y lệnh chích, bút ghi

§   Hộp đựng rác thải y tế, rác thải tái chế, hộp đựng vật sắc nhọn,

Thuốc

§   Thuốc gây tê bề mặt: Dung dịch Dicain 1%, dung dịch Novocain 2%.....

§   Dung dịch Betadin 5%, 10%

§   Mỡ kháng sinh.

3.      Người bệnh

-         Thông báo và giải thích cho người bệnh và gia đình biết việc sắp sửa tiến hành kỹ thuật chích chắp.

-         Hướng dẫn người bệnh phối hợp với điều dưỡng để người bệnh hợp tác trong quá trình chích chắp

-         Khai thác tiền sử đông máu. tiền sử huyết áp

-         Tư thế người bệnh: Đặt người bệnh nằm ngửa.

V.        CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.      Kiểm tra hồ sơ

2.      Kiểm tra người bệnh

3.      Thực hiện kỹ thuật:

-          Sát khuẩn tay

-         Nhỏ thuốc gây tê nhỏ 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 phút.

-         Sát khuẩn vùng chích  bằng dung dịch Betadin 5%

-         Gây tê tại chỗ

-         Sát khuẩn tay, đeo găng vô trùng

-         Dùng cặp cố định, cố định chắp. chú ý vặn ốc vừa phải, không quá lỏng gây chảy máu trong qua trình chích, không qua chặt gây tụ máu mi sau này.

-         Dùng dao lưỡi nhỏ rạch kết mạc ở vị trí chắp, nếu rạch ngoài đường rạch song song với bờ mi, nếu rạch trong đường rạch vuông góc với bờ mi

-         Nếu có bọc xơ tránh làm vỡ bọc chắp, dùng kéo cong nhọn phẫu tích lấy gọn chắp.

-         Nếu vết rạch quá 5mm. Khâu 1-2 mũi

-         Tra thuốc sát khuẩn dung dịch Betadin 5%, dung dịch Dicain 1%, mỡ kháng sinh..)

-         Băng mắt.

VI.     THEO DÕI

-         Đánh giá tình trạng người bệnh, theo dõi phát hiện những dấu hiệu bất thường báo bác sỹ để xử trí kịp thời.

-         Hướng dẫn người bệnh  thay băng sau 3 giờ. Tra thuốc, uống thuốc theo đơn của bác sỹ.

-         Hướng dẫn vệ sinh mắt và dặn người bệnh hoặc người nhà nếu thấy có dấu hiệu bất thường phải đến khám lại ngay.

VII.   XỬ TRÍ TAI BIẾN

-         Chảy máu: Băng ép

-         Nhiễm khuẩn: sử dụng kháng sinh toàn thân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                             02.   RẠCH ÁP XE MI
I. ĐẠI CƯƠNG
Rạch áp xe mi là kỹ thuật lấy đi ổ áp xe mi
II. CHỈ ĐỊNH
- Áp xe mi đã khu trú
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Áp xe mi sưng tấy.
- Những bệnh toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ hoặc điều dưỡng được đào tạo.
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ chích áp xe
- Thuốc: thuốc gây tê bề mặt; Dung dịch betadin 5%, 10%; Mỡ kháng
sinh.
3. Người bệnh
- Giải thích cho người bệnh và gia đình trước khi làm thủ thuật.
- Khai thác tiền sử đông máu. Tiền sử huyết áp.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định của Bộ Y tế
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây tê tại chỗ.
3.2. Kỹ thuật
- Sát khuẩn vùng chích bằng dung dịch betadin 5%.
- Dùng dao lưỡi nhỏ rạch da mi ở vị trí áp xe ,làm sạch mủ ,để hở vết
rạch không khâu
- Tra dung dịch sát khuẩn, dung dịch gây tê bề mặt, mỡ kháng sinh.
- Băng mắt.
VI. THEO DÕI
- Đánh giá tình trạng người bệnh, theo dõi phát hiện những dấu hiệu bất
thường báo bác sĩ để xử trí kịp thời.
- Hướng dẫn người bệnh thay băng sau 3 giờ. Tra thuốc, uống thuốc theo
đơn của bác sĩ.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Chảy máu: băng ép.

 

      03. QUY TRÌNH LẤY DỊ VẬT KẾT MẠC/GIÁC MẠC NÔNG

 

I.          ĐẠI CƯƠNG

       Là tình trạng có dị vật ở kết mạc (Kết mạc cùng đồ, Kết mạc nhãn cầu, Kết mạc mi) hoặc bề mặt giác mạc, vùng rìa. Các loại dị vật thường gặp là:

-         Dị vật kim loại có từ tính hoặc không từ tính (đồng nhôm hợp kim..) .

-         Dị vật không kim loại (thực vật, đất đá, kính, nhựa, côn trùng) dễ gây nhiễm khuẩn mắt

II.       CHỈ ĐỊNH

-          Khi có dị vật rơi vào mắt thì phải lấy ra

III.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH:   Không có

IV.    CHUẨN BỊ

1.        Người thực hiện quy trình kỹ thuật:

-             Bác sĩ, y sĩ hoặc Điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa.

2.        Phương tiện:

Khay vô khuẩn:

-             Tăm bông nhỏ hoặc kim nhỏ số (25G),

-              Panh kết mạc, Panh giác mạc, Kéo đầu nhọn, Vành mi tự động (nếu cần)

-              Gòn ướt, băng mắt

Khay sạch:

-             Thuốc sát khuẩn Betadin 5%, Thuốc tê Dicain 1%, Nước muối 0.9% và mỡ kháng sinh.

Dụng cụ hỗ trợ.

-             Hộp đựng rác thải lâm sàng, thông thường và rác thải tái chế.

-             Găng tay sạch (nếu cần)

3.        Chuẩn bị người bệnh

-             Giải thích công việc sắp làm.

-             Hướng dẫn NB theo tư thế thích hợp thuận lợi cho công việc (nằm ngữa, ..)

-             Đối với trẻ con cần phải có người giữ / cố định trẻ.

V.       CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.        Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra y lệnh

2.        Kiểm tra người bệnh:

-          Đặt người bệnh nằm ngửa, hoặc ngồi ngửa đầu, mắt nhìn thẳng lên trần nhà

3.        Thực hiện kỹ thuật:

-           Điều dưỡng mặc trang phục đầy đủ, Đội mủ, Đeo khẩu trang, Rửa tay bằng dung dịch rửa tay nhanh hoặc cồn 700C và mang găng sạch.

a.         Dị vật kết mạc nông:

-         Tra thuốc Dicain 1% 2 lần vào mắt người bệnh, mỗi lần nhỏ cách 1-3 phút.

-         Lật mi: Kiểm tra lấy dị vật kết mạc trên trước, Kết mạc dưới sau: dùng tăm bông đầu nhỏ  quẹt lấy dị vật nếu nông.

-         Dị vật sâu hơn không dùng bằng tăm bông đầu nhỏ được thì dùng kim số 25 G nhẹ nhàng lẩy lên hoặc dùng panh kết mạc để gắp dị vật.

-         Kết mạc nhãn cầu: Dùng panh kết mạc gắp dị vật dùng kéo nhọn cắt mở rộng lấy dị vật ra, nếu còn sót lại dùng panh giác mạc gắp. Nếu vết cắt rộng thì dùng kim chỉ khâu lại.

b.        Dị vật giác mạc nông:

-                  Tra thuốc Dicain 1% 2 lần vào mắt người bệnh, mỗi lần nhỏ cách nhau 1-3 phút.

-         Hướng dẫn người bệnh mở mắt, hoặc dùng vành mi tự động: Hướng dẫn Người bệnh nhìn cố định vào 1 điểm.

-         Tay phải cầm tăm bông nhỏ đầu nhọn / Cigaret khẩy nhẹ dị vật ra ngoài;

-          Hoặc dùng đầu kim G25 đầu vát hướng lên trên đặt vào vị trí phía dưới chân dị vật và khẩy nhẹ lặp lại động tác một cách nhẹ nhàng và dứt khoát tránh day qua lại nhiều lần sẽ làm trầy xướt giác mạc; có thể dùng panh giác mạc để gắp dị vật.

-         Sau khi lấy dị vật phải giải thích cho người bệnh:

§   Đưa dị vật cho người bệnh xem và hướng dẫn người bệnh các điều cần thiết như: Tra thuốc theo toa, băng mắt và tái khám.

§   Nếu dị vật chưa được lấy hết phải giải thích cho người bệnh 2-3 ngày sau tái khám để lấy dị vật còn sót lại.

-         Một số trường hợp khó, và sâu phải báo Bác sĩ giải quyết theo một số phương pháp cơ bản như: Dị vật có từ tính lấy bằng nam châm; dị vật không có từ tính lấy bằng dụng cụ chuyên dụng gắp dị vật hoặc lấy tại phòng mổ dưới kính phóng đại.

-         Rửa mắt bằng muối sinh lý 0.9%, Tra dung dịch Betadin 5%, Tra mỡ kháng sinh vào mắt bệnh nhân, và băng kín lại.

-         Hướng dẫn người bệnh tháo băng sau 6 giờ

-         Thông báo với người bệnh/gia đình người bệnh khi kết thúc quy trình, Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết.

-         Thu dọn dụng cụ, rửa tay.

-         Ghi chép vào sổ khám bệnh/hồ sơ bệnh án.

VI.    THEO DÕI:

-         Sau khi lấy dị vật xong: tra thuốc kháng sinh.

-         Nếu làm xây xác, chảy máu: phải băng ép + kháng sinh.

-         Thuốc giảm đau cho bệnh nhân.

VII.  XỬ TRÍ TAI BIẾN:

-         Xước giác mạc, viêm kết mạc – giác mạc.

-          Sau lấy dị vật cần dùng thuốc kháng sinh và các thuốc tăng cường dinh dưỡng tra tại chổ.

-         Khám lại mắt trong 3-5 ngày để phát hiện kịp thời chứng viêm loét giác mạc.

 

 

 

 

 

 

 

 

04. QUY TRÌNH RỬA BỎNG MẮT DO HÓA CHẤT

 

I.           ĐẠI CƯƠNG

-             Bỏng mắt là một cấp cứu đặc biệt trong nhãn khoa, cần xử trí ngay lập tức, càng nhanh càng tốt. Nếu vì lý do nào đó mà BS chưa có mặt, nhân viên trực cấp cứu có thể quyết định xử trí ngay,  nhất là bỏng do hóa chất:

-                           Bỏng có thể bị ở một mắt hoặc hai mắt, tổn thương ở mi, kết giác mạc, hoặc tổ chức nội nhãn. Điều trị gặp nhiều khó khăn, tiên lượng dè dặt vì có thể gây mù không hồi phục.

-                           Nguyên tắc là: Loại bỏ ngay chất gây bỏng ra khỏi mắt bằng cách rửa bằng nước sạch.

-         Thái độ xử lý ban đầu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị và tiên lượng của bệnh.

II.        CHỈ ĐỊNH:

-         Người bệnh bỏng hóa chất: acid, kềm, iod, thuốc tím.....

-         Các loại bỏng đượ xử trí tương tự như: Nước tẩy rửa, nước bình ác quy, hóa chất diệt côn trùng, xăng dầu, nọc độc côn trùng

III.    CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-         Nếu trường hợp bỏng kèm theo chấn thương xuyên thủng nhãn cầu thì cần chờ quyết định của BS

IV.     CHUẨN BỊ

1.       Người thực hiện quy trình kỹ thuật:

-            BS, YS, Điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa mắt.

2.       Phương tiện:

 Dụng cụ vô khuẩn:

-            Khay quả đậu vô khuẩn.

-            Bơm tiêm 20ml, 5ml hoặc 3ml, Kim cong đầu tù, pen có mấu, kềm Kocher

-            Bông gạc, tấm nilong, pen gắp dị vật (vôi cục…),

-            Vành mi rời.

-            Đũa thủy tinh

  Khay sạch:

-            Khay sạch (đựng nước rửa).

-            Chai dịch truyền Ringer hoặc Nacl 0,9%, nước đường glucose 5% (nếu bỏng vôi).

-            Thuốc tê Dicain 1%, Nước muối 0.9% và mỡ kháng sinh.

-            Giấy quỳ tím đo nồng độ PH.

  Dụng cụ hỗ trợ.

-            Đèn tiểu phẫu, Kính lúp.

-            Hộp đựng rác thải lâm sàng, thông thường và rác thải tái chế.

-            Găng tay sạch.

3.       Chuẩn bị người bệnh:

-            Bệnh nhân được giải thích trước khi rửa mắt.

-            Đặt 3 câu hỏi với người bệnh để có hướng xử lý tiếp :

o   Bỏng gì ?

o   Bỏng khi nào ?

o   Đã xử trí gì chưa ?

V.        CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.        Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra y lệnh

2.        5.2. Kiểm tra người bệnh:

-         Để bệnh nhân nằm ngữa, đầu gối lên một vật cứng không thấm nước, hoặc được đặt ở giữa một chiếc khay lớn.

3.        5.3. Thực hiện kỹ thuật:

-            Điều dưỡng mặc trang phục đầy đủ, Đội mủ, Đeo khẩu trang, Rửa tay bằng dung dịch rửa tay nhanh hoặc cồn 700C và mang găng sạch.

-            Đo độ PH túi cùng đồ bằng giấy quỳ tím trước rửa (xem bị bỏng kềm hay acid)

-             Nếu trường hợp bỏng vôi cục thì Bộc lộ cùng đồ rộng bằng hai vành mi: Dùng panh lấy sạch vôi cục và Dị vật (nếu có) trước khi tra thuốc tê Dicain 1% và rửa mắt.

-            Tra thuốc Dicain 1% vào mắt người bệnh.

-            Dùng bơm tiêm cỡ lớn, loại 20 ml lên xịt nước rửa lên bề mặt nhãn cầu

-            Người phụ rửa dùng cái nâng mi (relever) kéo mi lên để tia nước có thể xối vào các túi cùng kết mạc

-            Trong trường hợp bỏng nặng, tốt nhất là truyền nhỏ giọt liên tục Lactate Ringer 100 giọt/ phút, trong 15 – 30 phút đến khi PH = 7.0 – 7.5;

-            Tuyệt đốt không dùng dung dịch trung hòa.

-            Trong trường hợp cần thiết có thể bơm rửa lệ đạo để đẩy hết hóa chất chứa trong hệ thống lệ đạo.

-            Tra dung dịch hoặc mỡ kháng sinh, Dầu Vitamine A.

-            Nếu mắt kích thích nặng thì băng che mắt

-            Thông báo với người bệnh/gia đình người bệnh khi kết thúc quy trình, Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết.

-            Thu dọn dụng cụ, rửa tay.

-            Ghi chép vào sổ khám bệnh/hồ sơ bệnh án.

VI.     THEO DÕI:

-         Chống nhiễm trùng, chống dính: Thực hiện y lệnh thuốc mỡ, thuốc nước kháng sinh và kháng sinh toàn thân theo phác đồ.

-         Theo dõi sát các diễn biến bệnh lý hàng ngày tại mắt và toàn thân, ghi kết quả vào phiếu điều trị và chăm sóc.

-         Thực hiện thuốc tăng cường dinh dưỡng.

VII.   XỬ TRÍ TAI BIẾN:

-         Thủng giác mạc:do hóa chất ăn mòn, do nhiễm trùng cơ hội.

-         Viêm màng bồ đào: thường do bỏng do chất kềm.

-         Tăng nhãn áp thứ phát.

-         Đục thể thủy tinh

 

 

 

 

05. QUY TRÌNH NẶN TUYẾN BỜ MI

 

I.             ĐẠI CƯƠNG

Nặn tuyến bờ mi là kỹ thuật nhằm làm sạch bờ mi, đẩy các chất tiết của tuyến bờ mi ra và đưa thuốc trực tiếp lên bờ mi. 

II.         CHỈ ĐỊNH

-          Các trường hợp viêm bờ mi mãn tính

III.      CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-          Không có chống chỉ định

IV.      CHUẨN BỊ :

1.          Cán bộ thực hiện kỹ thuật : Bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa mắt đã được đào tạo

2.         Phương tiện:

·          Thuốc:

-            Thuốc gây tê bề mặt kết mạc: Dicain1%

-             Thuốc dùng để đánh bờ mi theo chỉ định

·          Dụng cụ:

-            Kẹp Dolnberg hoặc Bilnhermin

-            Thanh đè

-            Tăm bông nhỏ

3.          Người bệnh: Được giải thích về phương pháp và các thì của thủ thuật

V.          Các bước tiến hành:

1.         Kiểm tra hồ sơ

2.         Kiểm tra người bệnh

3.         Thực hiện kỹ thuật:

-            Gây tê bề mặt bằng Dicain 1%

v  Nặn tuyến bờ mi: Có 2 cách làm như sau

Cách 1: Tay trái  dùng thanh đè có bơm thuốc mỡ kháng sinh đưa vào cùng đồ trên và dưới  sau đó dùng ngón cái của bàn tay phải ấn mạnh lên bờ mi và ép lên thanh đè lần lượt từ ngoài vào trong để nặn tuyến bờ mi. Sau đó dùng tăm bông làm sạch hết những chất tiết bẩn ở bờ mi.

Cách 2: Tay trái kéo nhẹ mi trên lên hoặc mi dưới xuống  Tay phải cầm kẹp Bilhermin kẹp mi ở giữa đưa kẹp vào sâu khoảng 4-5 mm so với  bờ mi sau đó  bóp nhẹ hai cành của kẹp lần lượt đi từ ngoài vào trong để nặn tuyến bờ mi, dùng tăm bông làm sạch hết những chất tiết bẩn ở bờ mi. Sau đó tiến hành chà bờ mi: Tay trái kéo nhẹ mi trên lên hoặc mi dưới  xuống  để bộc lộ bờ mi và tách bờ mi ra khỏi bề mặt nhãn cầu. Tay phải cầm tăm bông nhỏ có tẩm thuốc dùng theo chỉ định chà nhẹ và từ từ  lên bờ mi theo chiều từ ngoài vào trong và mỗi lần đánh bờ mi làm như vậy  từ 2 - 3 lần.

VI.      THEO DÕI

Ngay sau khi nặn tuyến bờ mi: Theo dõi xem bờ mi có sưng nề, đỏ do nặn tuyến bờ mi quá mạnh  không.

Sau khi nặn tuyến bờ mi vài giờ hoặc ngày hôm sau theo dõi xem bờ mi và mi có phù nề và ngứa do dị ứng thuốc không.

VII.   XỬ TRÍ TAI BIẾN:

Đối với trường hợp mi nề đỏ do chà quá mạnh thì mát xa nhẹ nhàng, có thể dùng thêm thuốc giảm phù đường uống.

Đối với trường hợp dị ứng thuốc thì ngừng ngay thuốc đó và dùng cocticoid tại chỗ và có thể dùng thuốc chống dị ứng toàn thân đối với các trường hợp dị ứng nặng.

 

 

 

 

 

 

 

 

06. QUY TRÌNH BƠM RỬA VÀ THÔNG LỆ ĐẠO

 

I.            ĐẠI CƯƠNG

Lệ đạo hay hệ thống dẫn nước mắt  gồm có:  điểm lệ trên và dưới, 2 lệ quản ngang, lệ quản chung, túi lệ và ống lệ mũi. Trong các vị trí trên, ống lệ mũi là vị trí hay bị tắc nhất.

Bơm rửa và thông lệ đạo là kỹ thuật làm sạch đường dẫn lệ, kiểm tra sự lưu thông và làm thông đường dẫn lệ.

II.         CHỈ ĐỊNH

·        Bơm rửa lệ đạo

-         Chuẩn bị trước các phẫu thuật có can thiệp vào nội nhãn như đục thủy tinh thể, Glaucoma.

-         Một số trường hợp điều trị viêm loét giác mạc

-         Các trường hợp nghi ngờ tắc  hẹp lệ đạo

-         Trước khi tiến hành thông lệ đạo

·        Thông lệ đạo

-         Các trường hợp chảy nước mắt hoặc mủ do chít hẹp điểm lệ, tắc lệ quản ngang hoặc ống lệ mũi

III.     CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-           Áp xe  túi lệ

IV.      CHUẨN BỊ

1.           Cán bộ chuyên khoa

-            Bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa mắt đã được đào tạo.

2.           Phương tiện

-            Que nong điểm lệ

-            Bộ que thông lệ đạo với các số khác nhau

-            Bơm tiêm, kim bơm rửa lệ đạo

-            Dung dịch muối 9%

-            Dicain1%

-            Dung dịch kháng sinh

3.           Người bệnh: Được giải thích trước về mục đích và các thì của thủ thuật. Nếu là trẻ em, cần giải thích cho người nhà để cùng phối hợp.

V.         CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.         Kiểm tra hồ sơ

2.         Kiểm tra người bệnh

3.         Thực hiện kỹ thuật:

-            Người bệnh nằm ngửa trên bàn. Nếu là trẻ em thì cần có người nhà giữ cùng

-            Tra thuốc Dicain 1% ( hoặc các loại thuốc tê bề mặt khác) 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút

-            Người làm thủ thuật đứng ở phía đầu người bệnh

a.     Bơm lệ đạo

Cách làm: Thường bơm nước vào lệ quả dưới. Một tay kéo da mi dưới xuống dưới và ra ngoài để cố định mi và điểm lệ. Tay kia cầm bơm tiêm, đưa kim thẳng góc từ trên xuống vào qua điểm lệ 1mm. Quay bơm tiêm 90º vào lệ quản ngang, song song bờ mi đến túi lệ, khi chạm vào thành xương thì lùi lại 1mm và từ từ bơm nước vào

Kết quả:

-          Nước xuống miệng chứng tỏ lệ đạo thông

-          Phải bơm thật mạnh nước mới xuống miệng hoặc nước vừa xuống miệng vừa trào điểm lệ trên chứng tỏ lệ đạo thông nhưng bị hẹp

-          Nước trào tại chỗ là tắc lệ đạo ở lệ quản dưới,

-          Nước trào ra lệ quản trên: Tắc đoạn nào đó từ cổ túi lệ trở xuống ống lệ mũi

-          Khi lệ đạo tắc có nhiều mủ thì cần rửa sạch sau đó mới tiến hành thông lệ đạo

b.    Thông lệ đạo

-          Thông điểm lệ: Dùng 1 tay kéo da mi để bộc lộ điểm lệ. trường hợp điểm lệ quá nhỏ có thể tra xanhmetylen hoặc thuốc đỏ để phát hiện dễ hơn. Tay kia cầm que nong đầu nhọn đưa vào điểm lệ vuông góc với bờ mi, khi que nong vào được 1mm, xoay ngang que nong 90º và tiếp tục đẩy vào trong. Lúc này que nằm song song với bờ mi. Trong khi đẩy que nong vào thì cần xoay tròn que nong để điểm lệ được nong rộng ra cho đến khi que không vào được nữa, sau đó rút que nong ra.

-          Thông lệ quản ngang: Dùng que nong nong rộng điểm lệ. Đưa que thông vào điểm lệ 1mm sau đó vào lệ quản ngang sau khi xoay ngang 90º cho đến khi đầu que thông chạm vào túi lệ và thành xương. Khi que thông đi qua chỗ chít hẹp hoặc tắc thì cần xoay tròn que thông và đẩy từ từ vào trong để lệ quản được nong rộng từ từ.

-          Thông ống lệ mũi: Dùng que nong nong rộng điểm lệ. Đưa que thông vào điểm lệ 1mm vuông góc với bờ mi, sau đó xoay ngang que thông 90º và tiếp tục đẩy que thông đi song song với bờ mi. Nếu khó đẩy que thông thì cần kéo căng da mi ra phía ngoài để lệ quản ngang nằm thẳng, que thông sẽ vào dễ hơn. Sau khi que thông vào khoảng 1-1,5cm thì đầu que thông sẽ chạm vào thành xương. Xoay que thông lên phía trên một góc 90º sau đó đẩy từ từ xuống phía dưới theo hướng ống lệ mũi. Trong khi đẩy xuống dưới đầu que thông luôn luôn chạm vào thành xương. Sau khi rút que thông ra, bơm nước lệ đạo để kiểm tra xem lệ đạo đã thông chưa.

-          Nếu thông chưa được thì khoảng thời gian giữa hai lần thông ít nhất là 1 tuần.

VI.      THEO DÕI

1.           Chảy máu: sau khi rút que thông ra thấy chảy máu ở mũi hoặc điểm lệ thì có thể do đầu que thông làm xước niêm mạc lệ đạo hay niêm mạc mũi.

2.           Que thông đi sai đường: Thường xảy ra ở thì đưa que thông vào ống lệ mũi, biểu hiện khi rút que có máu chảy ở mũi hay lệ quản và khi bơm nước, nước không xuống miệng và cũng không trào ra ngoài nhưng vùng da mi thì bị phù trong lúc bơm.

VII.   XỬ TRÍ TAI BIẾN

1.         Chảy máu: Dùng ngón tay hoặc cục bông ấn nhẹ vào vùng lệ đạo một lúc cho đến khi hết chảy máu.

2.         Que thông đi sai đường: Cách xử trí như đối với biến chứng chảy máu, nếu phù nề nhiều có thể băng ép và dùng thuốc chống phù nề.

 

 

07. QUY TRÌNH NHỔ LÔNG QUẶM, SIÊU; ĐỐT LÔNG SIÊU

 

I.           ĐẠI CƯƠNG

Lông siêu , quặm có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải ( biến chứng của Bệnh mắt hột)

Lông siêu: Có dưới 5 lông mọc phát triển vào hướng nhãn cầu

Lông gặm: Có nhiều lông mi cụp vào trong, cọ sát vào nhãn cầu (Từ 5 lông trở lên).

II.        CHỈ ĐỊNH

-          Bệnh nhân bị lông siêu < 5 lông mức độ chọc vào Mắt chưa nhiều

III.    CHỐNG CHỈ ĐỊNH: 

-         Bệnh nhân không hợp tác  

IV.     CHUẨN BỊ

1.        Người thực hiện quy trình kỹ thuật:

-          Điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa Mắt.

2.        Phương tiện:

Dụng cụ vô khuẩn:

-          Nhíp nhổ lông siêu.

-          Gòn ướt.

-             Dụng cụ sạch:

-          Thuốc tê Dicain 1%, Nước muối 0.9% và mỡ kháng sinh.

Dụng cụ hỗ trợ.

-          Đèn soi, Kính lúp

-          Hộp đựng rác thải lâm sàng, thông thường và rác thải tái chế.

-          Găng tay sạch (nếu cần)

3.        Chuẩn bị người bệnh

-          Giải thích công việc sắp làm cho bệnh nhân và người nhà.

-          Hướng dẫn NB theo tư thế thích hợp thuận lợi cho công việc (nằm ngữa, ..)

-          Đối với trẻ con cần phải có người giữ / cố định trẻ.

V.        CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.       Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra y lệnh

2.       Kiểm tra người bệnh:

-          Bật đèn soi, mang kính lúp (nếu cần).

-          Đặt người bệnh nằm ngửa

§   Kiểm tra vị trí lông siêu xem lông siêu nào chọc vào nhãn cầu.

§   Kiểm tra mi trên hướng dẫn người bệnh liếc mắt nhìn xuống phía chân.

§   Kiểm tra mi dưới: Hướng dẫn người bệnh liếc mắt nhìn lên trán

3.       Thực hiện kỹ thuật:

-          Điều dưỡng mặc trang phục đầy đủ, Đội mủ, Đeo khẩu trang, Rửa tay bằng dung dịch rửa tay nhanh hoặc cồn 700C và mang găng sạch.

* Nhổ lông quặm, lông siêu:

-          Tra thuốc Dicain 1% 2 lần vào mắt người bệnh, mỗi lần nhỏ cách nhau 1 - 3 phút.

-          Xác định vị trí lông siêu nào chọc vào nhãn cầu, dùng nhíp nhổ từng sợi .

§   Kiểm tra mi trên: Dùng nhíp nhổ lông siêu

§   Kiểm tra mi dưới: Dùng nhíp nhổ lông siêu

-          Rửa mắt bằng muối sinh lý 0.9%, Tra mỡ kháng sinh vào mắt bệnh nhân.

-          Thông báo với người bệnh/gia đình người bệnh khi kết thúc quy trình.

·        Đốt lông quặm, lông siêu:

- Gây tê tại chỗ.

-Lật bờ mi

-Dùng đầu đốt sâu vào nang lông xiêu

-Tra dung dịch sát khuẩn, dung dịch gây tê bề mặt, mỡ kháng sinh.

-          Thu dọn dụng cụ, rửa tay.

-          Ghi chép vào sổ khám bệnh/hồ sơ bệnh án.

VI.     THEO DÕI

-         Sau khi nhổ lông siêu xong: Tra thuốc kháng sinh.

-         Nếu lông quặm: Hướng dẫn bệnh nhân phẩu thuật mổ gặm.

-         Khô mắt do lông siêu quặm: Hướng dẫn BN tra thuốc, nước mắt nhân tạo.

-         Tái khám khi cần.

VII.   XỬ TRÍ TAI BIẾN

-         Trầy xước giác mạc: do thao tác hoặc do lông siêu cắm vào giác mạc.

-         Viêm kết - giác mạc do không đảm bảo nguyên tắc vô trùng và vệ sinh khi thao tác.

 

08. QUY TRÌNH THAY BĂNG MẮT BẰNG TĂM BÔNG VÔ KHUẨN

 

I.              ĐẠI CƯƠNG

-                              Là công việc làm sạch mắt để ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho người bệnh.

-               Yêu cầu người thực hiện quy trình phải tôn trọng nguyên tắc thay băng để đảm bảo an toàn và tránh lây chéo cho người bệnh.

II.          CHỈ ĐỊNH

-               Người bệnh sau phẫu thuật mắt và có chỉ định phải băng mắt

III.      CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-               Không có chống chỉ định thay băng

IV.       CHUẨN BỊ

1.       Người thực hiện quy trình: bác sỹ hoặc điều dưỡng được đào tạo

2.       Phương tiện:

Dụng cụ

-                     Chuẩn bị xe thay băng sạch 2 tầng , lau sạch xe bằng dung dịch khử khuẩn

-                     Bàn thay băng

 *    Tầng 1:

-           1 khay sạch

-           1 túi tăm bông + gạc vô khuẩn

-           1 lọ cắm panh dùng để bóc băng.

-           1 lọ cắm panh  vô khuẩn dùng để gắp dụng cụ vô khuẩn.

-           1 lọ dung dịch sát khuẩn tay nhanh hoặc cồn 700

-           Giá đựng thuốc tra mắt gồm: DD Natriclorua  0,9%; DD Betadin 5%; Thuốc tra theo y lệnh

-           Phiếu y lệnh  tra mắt.

-           Kéo + băng dính, băng cuộn nếu có y lệnh.

-           Găng sạch

*   Tầng 2: .

-           1 khay để đựng dụng cụ bẩn

-           1 xô nhỏ có lót túi ni lon (màu sắc rác y tế)

-           1 xô nhỏ có lót túi ni lon màu xanh.

3.       Người bệnh

-           Chào hỏi và thông báo  cho  người bệnh công việc mình sắp làm.

-           Hướng dẫn người bệnh  phối hợp với điều dưỡng  trong  quá trình thay băng

-           Tư thế người bệnh : Nằm ngửa trên bàn thay băng

V.          CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.       Kiểm tra hồ sơ:

2.       Kiểm tra người bệnh: Đánh giá băng mắt

3.       Thực hiện kỹ thuật:

-          Gắp tăm bông ra khay vô khuẩn (đủ dùng cho  một người bệnh)

-          Sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh hoặc bằng cồn 700 (Đi găng – tuỳ theo đánh giá của điều dưỡng).

-          Dùng panh sạch hoặc bằng tay bóc băng nhẹ nhàng.

-                     Tra dung dịch Natri clorua 0,9% vào góc trong mắt thay băng, và làm ẩm đầu bông

-          Tay trái cầm tăm bông thứ nhất vành nhẹ mi dưới xuống, hướng dẫn người bệnh ngước nhìn lên, tay phải cầm tăm bông thứ 2 lau sạch mi từ ngoài vào trong

-          Tay trái dùng tăm bông  vành mi tiếp tục kéo nhẹ mi trên lên và tay phải lấy tăm bông thứ 3 lau nhẹ mi trên từ ngoài vào trong,

-          Sử dụng  tăm bông thứ 4 lau vùng xung quanh mi từ trong ra ngoài ngoại vi. Nếu có vết băng dính, dùng tăm bông thấm dung dịch natricloarrua 0,9% lau sạch vết băng dính đó.

-          Xem tình hình vết phẫu thuật nếu có hiện tượng bất thường, báo ngay cho bác sỹ điều trị kịp thời xử trí.

-          Tra thuốc theo y lệnh của bác sỹ,  mỗi thuốc tra cách nhau 20 giây để thuốc kịp hấp thu (chú ý không được để đầu lọ thuốc chạm vào mắt người bệnh).

-          Dùng tăm bông thứ 1 vành mi, hướng dẫn người bệnh mắt nhìn ngước lên trên, sử dụng tăm bông thứ 5 thấm thuốc chảy ra ngoài mi nếu có.

-          Đặt gạc vô trùng và băng  lại (băng che,  kín,  hoặc băng ép tùy theo y lệnh của bác sỹ)

-          Sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

4.       Thu dọn dụng cụ

-          Thu gạc thừa vào khay sạch chữ nhật tầng 2 (dùng để hấp lại).

-                     Đặt lại người bệnh ở tư thế thoải mái, báo cho người bệnh biết đã kết thúc thay băng .

-          Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết để phối hợp  và theo dõi bệnh.

-          Khử khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh hoặc cồn 700

VI.       THEO DÕI

-         Theo dõi mắt phẫu thuật, mắt có kích thích hay không? Có đau nhức hay không? quan sát dịch thấm băng mắt và  toàn trạng người bệnh.

-         Ghi vào phiếu chăm sóc tình trạng mắt phẫu thuật.

-          Nếu người bệnh ra viện, giải thích, dặn dò những điều cần thiết cho người bệnh yên tâm.

VII.    XỬ TRÍ TAI BIẾN

-         Đứt chỉ phẫu thuật

-         Chảy máu vết phẫu thuật                                                                                                                                                                                                       

 

 

 

 

09. QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHỎ THUỐC VÀO MẮT

 

I.            ĐẠI CƯƠNG

Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh mắt có thể theo 2 đường: đường toàn thân (thuốc uống, tiêm...) và đường tại chỗ (tra nhỏ thuốc). Trong đó điều trị tại chỗ đóng vai trò quyết định.

Nhỏ thuốc là Dung dịch thuốc được tra vào kết mạc cùng đồ dưới của mắt, từ đó thuốc thấm qua kết mạc và giác mạc để vào phần trước nhãn cầu.

II.        CHỈ ĐỊNH

-         Tất cả các bệnh về Mắt khi có chỉ định điều trị  dùng thuốc tra mắt

III.     CHUẨN BỊ

1.         Cán bộ thực hiện quy trình: điều dưỡng đã được đào tạo

2.         Phương tiện

-          Xe tiêm, thay băng

-          Hộp bông ướt hoặc tăm bông, bông gạc vô khuẩn

-          Phiếu tra thuốc, găng tay sạch, băng dính và kéo (Người bệnh đã phẫu thuật)

-          Dung dịch cồn 700C hoặc dung dịch cồn rửa tay nhanh

-          Panh có mấu vô khuẩn, panh sạch, lọ cắm panh

-          Túi đựng rác thải y tế, rác thải tái chế.

-          Các loại thuốc theo y lệnh.

3.         Người bệnh

-          Giải thích, hướng dẫn cho người bệnh để phối hợp với Điều dưỡng

-          Tư thế người bệnh:

§   Nằm trên giường: nằm ngửa, đặt gối phía dưới để đầu được nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái.

§   Tại nhà riêng: ngồi trên ghế bành phù hợp

§   Trẻ nhỏ: nên đặt nằm và giữ đầu cố định

§   Hoặc ngồi ghế: Ghế tựa, yêu cầu người bệnh ngửa đầu ra sau để được tra thuốc

IV.     CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.           Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra phiếu tra thuốc so với bệnh án

2.           Kiểm tra người bệnh: Thực hiện kiểm tra 5 đúng.

3.           Thực hiện kỹ thuật:

-          Điều dưỡng đội mũ, rửa tay

-          Thực hiện 5 đúng

-          Sát trùng tay bằng dung dịch cồn rửa tay nhanh hoặc dung dịch cồn 700C hoặc đeo găng.

-          Lấy panh vô khuẩn gắp tăm bông hoặc bông ướt

-          Lau rửa mắt: Dùng bông ướt hay tăm bông (tuỳ theo đánh giá của điều dưỡng) lau dọc hai bờ mi từ góc ngoài vào góc trong. Sau đó lau sạch vùng da mi quanh mắt.

-          Nhỏ mắt:

·            Thuốc nước

§   Nhỏ thuốc vào góc trong mắt, cùng đồ dưới, tránh đụng chạm đầu ống thuốc vào mắt.

§   Khi nhỏ thuốc yêu cầu người bệnh nhìn lên trên và ra ngoài. Một ngón tay kéo mi dưới xuống và nhỏ mắt vào cùng đồ dưới ( bông được giữ mi dưới cho đến khi người bệnh nhắm mắt và dùng bông để thấm nước mắt)

§   Trong trường hợp phải tra nhiều loại thuốc. Mỗi loại cách nhau 5 phút

§   Thuốc tê tại chỗ: giọt đầu tiên nên tra phía cùng đồ dưới, lần tiếp theo nên tra trực tiếp lên nhãn cầu

§   Vị trí lọ thuốc: nên đặt cách mắt khoảng 1,5 - 2cm.

§   Khó khăn: Thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc người bệnh bị đau hay chảy nước mắt không thể nhìn lên trên được, điều dưỡng dùng ngón tay để giữ mi trên và một ngón tay cố định mi dưới rồi tra thuốc lên mắt.

·            Thuốc mỡ:

§   Khi tra thuốc vào cùng đồ dưới, yêu cầu người bệnh nhìn  lên trên, dùng một ngón tay kéo mi dưới, đưa một lượng thuốc dọc theo cùng đồ mi, đảm bảo phần cuối của tuýp thuốc không chạm vào lông mi.

4.           Lưu ý:

-          Tránh không được tra thuốc trực tiếp lên giác mạc

-          Không được để đầu lọ thuốc bị nhiễm bẩn hoặc chạm vào mắt.

-          Không được kéo mi trên trong trường hợp người bệnh tự mở được mắt

-          Trong trường hợp người bệnh hôn mê, trẻ nhỏ, được dùng ngón trỏ và bông kéo mi trên khi tra thuốc.

-          Khi chưa chuẩn bị xong để tra thuốc, không cần yêu cầu người bệnh nhìn lên trên và tay kéo cùng đồ mi dưới, làm như vậy khi tra thuốc người bệnh sẽ choáng hoặc lâu qúa sẽ mỏi và nhắm mắt

-          Khi kéo mi của trẻ nên cẩn thận không  để móng tay quyệt vào mắt, vì vậy điều dưỡng phải cắt móng tay.

-          Nên lưu ý với các thuốc độc: Atropin...., phải ấn giữ góc trong mắt vùng lệ quản tránh làm thuốc xuống khoang miệng.

-          Thuốc đã mở nắp chỉ dùng trong thời gian dưới 15 ngày

-          Thu dọn dụng cụ, phân loại rác thải đúng quy định

5.           Đánh giá, ghi phiếu chăm sóc

-          Đánh giá:tình trang mắt: mi mắt, dịch xuất tiết, kết mạc, giác mạc, màu sắc da xung quanh mắt, đau nhức, đau nhức nhiều có kèm nôn

-          Ghi phiếu chăm sóc: nếu có dấu hiệu bất thường ghi phiếu chăm sóc, báo bác sỹ

V.         XỬ TRÍ TAI BIẾN

-              Xước giác mạc do móng tay của nhân viên tra thuốc hoặc đầu ống thuốc chạm vào giác mạc gây tổn tương giác mạc: không được chà xát mắt, dụi mắt gây tỏn thương thêm giác mạc. Tra thuốc kháng sinh phòng chống bội nhiễm, tăng cường dinh dưỡng mắt và băng chặt mắt trong 24 giờ.

-              Các biến chứng về toàn thân liên quan đến dược động học của thuốc: Xử trí theo hướng toàn thân

 

 

10. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CẠO SỢI GIÁC MẠC 

 

I.           ĐẠI CƯƠNG

-              Sợi giác mạc là một hình thái đặc biệt, thường gặp trong bệnh cảnh khô mắt. Nó bao gồm những tế bào biểu mô bong tróc ra, quyện lẫn với chất nhầy của nước mắt làm thành những cấu trúc sợi ngắn, dính một đầu vào mặt trước giác mạc, đứng riêng lẻ hoặc tạo thành từng đám ở bất cứ vị trí nào của giác mạc. Những sợi này bắt màu khi nhuộm Fluorescein.

-              Sợi giác mạc sẽ gây cá triệu chứng như:  Đau nhức, cảm giác có dị vật trong mắt, chói mắt và sợ ánh sáng.

-              Ngoài nguyên nhân chính thường gặp trong hội chứng khô mắt, sợi giác mạc cũng có thể xuất hiện tạm thời do một số nguyên nhân khác như: Viêm kết giác mạc rìa, viêm kết giác mạc cấp, xước giác mạc, ...

II.        CHỈ ĐỊNH

-               Có sợi giác mạc, cộm xốn, cảm giác có dị vật giác mạc.

III.    CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI

-              Loạn dưỡng giác mạc dọa thủng

-              Bệnh nhân không hợp tác

IV.     CHUẨN BỊ

1.       Cán bộ thực hiện: Bác sỹ, điều dưỡng chuyên khoa mắt có kinh nghiêm.

2.       Phương tiện: kính sinh hiển vi, kính lúp đội đầu, đèn tiểu phẩu, thuốc tê nhỏ mắt, tâm bông, nhíp nhỏ.

3.       Chuẩn bị người bệnh: Hướng dẫn người bệnh, giải thích qui trình lấy dị vật giác mạc, động viên phối hợp thực hiện.

4.       Hồ sơ bệnh án: Ghi vào sổ khám bệnh hoặc bệnh án ngoại trú.

V.        CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.       Kiểm tra hồ sơ.  Ghi y lệnh theo quy định

2.       Kiểm tra người bệnh: Đúng tên, đúng mắt

3.       Thực hiện kỹ thuật:

-          Nhỏ thuốc tê vào mắt có chỉ định cạo sợi giác mạc 2 – 3 lần cách nhau 1-3 phút

-          Hướng dẫn bệnh nhân ngồi trước máy sinh hiển vi hoặc nằm lên bàn tiểu phẫu

-          Mắt nhìn thẳng phía trước hoặc nhìn thẳng trần nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

-          Nhân viên y tế lấy tăm bông hoặc cặp cạo sạch các sợi trên giác mạc.

-          Rửa mắt bằng nước muối sinh lý, tra mỡ kháng sinh, băng mắt 4 – 6 tiếng .

VI.     THEO DÕI

-              Tái khám lại sau 5 ngày đến 1 tuần, nếu còn sợi giác mạc thì cạo sợi giác mạc tiếp.

VII.  TAI BIẾN VÀ XỨ TRÍ.

-              Trầy xước giác mạc sâu: dùng nước mắt nhân tạo ngày 4- 8 lần/ ngáy, kháng sinh nhỏ ngừa bội nhiễm.

-              Nên dùng nước mắt nhân tạo thường xuyên ngừa khô mắt.

 

11. QUY TRÌNH KỸ THUẬT LẤY SẠN VÔI KẾT MẠC 

 

I.           ĐẠI CƯƠNG

-              Sạn vôi là tình trạng lắng đọng calxi dưới kết mạc mắt. Khi sạn còn nhỏ, nằm sâu dưới lớp biểu mô kết mạc thì hầu như không gây triệu chứng gì

-              Những trường hợp sạn lớn, dày sẽ nhô lên khỏi bề mặt kết mạc và gây một số triệu chứng như cộm xốn, chảy nước mắt, cảm giác có dị vật ở mi mắt.

-              Một số số ít trường hợp sạn chà xát trên bề mặt giác mạc khi chớp hoặc dụi mắt dẫn bến trầy xước giác mạc.

II.        CHỈ ĐỊNH

-              Mắt có vôi ở kết mạc đã trồi lên bề mặt kết mạc, cộn xốn nhiều, chảy nước mắt.

III.    CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI:

-              Viêm kết mạc cấp.

-              Đường huyết chưa kiểm soát/ ĐTĐ.

-              Bệnh nhân không hợp tác.

IV.     CHUẨN BỊ

1.         Cán bộ thực hiện: Bác sỹ chuyên khoa mắt, điều dưỡng và y sỹ chuyên khoa mắt có kinh nghiệm.

2.         Phương tiện: Máy sinh hiển vi, kính lúp đeo đầu, đèn tiểu phẩu, bơm tiêm.

3.         Chuẩn bị người bệnh: Hướng dẫn người bệnh, giải thích qui trình lấy sạn vôi, động viên phối hợp thực hiện.

4.         Hồ sơ bệnh án: Ghi vào sổ khám bệnh hoặc bệnh ngoại trú..

V.        CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.         Kiểm tra hồ sơ. Có chỉ định của BS

2.         Kiểm tra người bệnh: Đúng tên tuổi, đúng mắt

3.         Thực hiện kỹ thuật

-          Nhỏ thuốc tê vào mắt có chỉ định lấy sạn sôi 2 – 3 lần cách nhau 1-3 phút

-          Hướng dẫn bệnh nhân ngồi trước máy sinh hiển vi hoặc nằm lên bàn tiểu phẩu

-          Mắt nhìn thẳng phía trước hoặc nhìn thẳng trần nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

-          Nhân viên y tế dùng kim nhỏ chích kết mạc và khều từng hạt sạn vôi.

-          Dùng tam bông vô trùng thấm máu và lấy sạn khỏi kết mạc

-          Trong trường hợp sạn nhiều, có thể chỉ lấy những hạt lớn, trồi lên khỏi kết mạc, những  lần sau sẽ tiếp tục lấy, không nên cố lấy trong một lần sẽ làm tổn thương kết mạc

-          Rửa mắt bằng nước muối sinh lý và tra mỡ kháng sinh, băng mắt.

VI.     THEO DÕI:

Theo dõi tái khám 1 – 2 tuần, hoặc khi thấy cộm xốn, cảm giác có dị vật ở mắt..

VII.  TAI BIẾN VÀ XỨ TRÍ:

-              Chợt biểu mô giác mạc: do vôi trồi lên khỏi bề mặt kết mạc lâu ngày cọ lên bề mặt giác mạc. Dùng thuốc kháng sinh nhỏ tại chỗ 4- 5 lần / ngày.

-              Chảy máu do trầy kết mạc. Xử trí băng ép, tra kháng sinh tại chổ.

 

12. QUY TRÌNH BÓC GIẢ MẠC KẾT MẠC

I.            ĐẠI CƯƠNG

-             Giả mạc là lớp màng fibrin màu vàng hoặc trắng bám trên mặt biểu mô kết mạc mi, tái tạo rất nhanh sau khi bóc.

-             Giả mạc thường xuất hiện trong một số trường hợp viêm kết mạc cấp do nhiễm trùng như bạch hầu, liên cầu, adenovirus. Giả mạc cũng có thể xuất hiện trong những trường hợp chấn thương, bỏng mắt do nhiệt hoặc hóa chất

-             Giả mạc làm cản trở sự hấp thu của thuốc tra vào biểu mô kết mạc. Đồng thời làm trầy, trợt biểu mô giác mạc. Do đó trong quá trình điều trị sẽ chỉ định óc màng fibrin này để hạn chế biến chứng và tăng hiệu quả điều trị bệnh căn gốc

-             Có hai loại màng: Màng thật dễ bóc và màng giả khó bóc, khi bóc thường gây chảy máu

II.         CHỈ ĐỊNH

-             Áp dụng được cho tất cả bệnh nhân bị viêm kết mạc có giả mạc (Kể cả trẻ em)

III.     CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-             Bệnh nhân hoăc thân nhân không hợp tác

IV.      CHUẨN BỊ

1.         Cán bộ thực hiện:

-             Bác sỹ, điều dưỡng chuyên khoa mắt đội nón, đeo khẩu trang, rửa tay thường quy và mang găng sạch

2.         Phương tiện:

-             Tăm bông, gòn gạc vô khuẩn, gạc băng mắt, băng keo Ugo.

-             Pince không mấu

-             Găng tay sạch

-             Dung dịch thuốc tê Tetracain 1%

-             Dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%

-             Mỡ kháng sinh Oflovid 3,5g

3.         Chuẩn bị người bệnh:

-             Hướng dẫn người bệnh hoặc thân nhân, giải thích qui trình, động viên phối hợp thực hiện.

-             Tư thế: BN nằm ngửa trên giường, người thực hiện ngồi phía đầu BN.

-             Nhỏ thuốc tê 2 lần: mỗi lần cánh nhau 1-3 phút.

4.         Hồ sơ bệnh án: theo qui định của Bộ Y tế.

V.         CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.        Kiểm tra hồ sơ.

2.        Kiểm tra người bệnh

3.        Thực hiện kỹ thuật:

-             Một tay lật mi mắt để bộc lộ KM nhãn cầu và cùng đồ.

-             Tay kia dùng que tăm bông lấy giả mạc. Trong tường hợp giả mạc dày, khó lấy thì có thể dùng Pince không mấu gắp giả mạc

-             Rửa mắt cho BN bằng dung dịch NaCl 0,9%

-             Tra kháng sinh. Băng kín mắt trong 03 giờ.

VI.      THEO DÕI:

-             Theo dõi chảy máu, toàn trạng của người bệnh trong 15 phút trước khi cho BN về.

VII.   TAI BIẾN VÀ XỨ TRÍ:

-             Không có tai biến, khi người bệnh lo lắng thì phải động viên giải thích cho người bệnh hiểu để người bệnh phối hợp cho tốt.

 

13. RỬA CÙNG ĐỒ

I. ĐẠI CƯƠNG

          Bơm rửa cùng đồ là kỹ thuật làm sạchtúi cùng đồ kết mạc

II. CHỈ ĐỊNH

          - Chuẩn bị trước các phẫu thuật có canthiệp vào nội nhãn như đục thủy tinh thể, glôcôm.

          - Một số trường hợp điều trị viêm loétgiác mạc

          - Các trường hợp bỏng nhãn cầu

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

    - Dấu hiệu toàn thân chưa cho phép

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

          Bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa mắt đãđược đào tạo.

2. Phương tiện

          - Bơm tiêm, kim bơm rửa cùng đò

          - Dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

          - Thuốc tê dicain 1%.

          - Dung dịch kháng sinh.

3. Người bệnh

          Được giải thích trước về mục đích vàcác thì của thủ thuật. Nếu là trẻ em, cần giải thích cho người nhà để cùng phốihợp.

4. Hồ sơ bệnh án

          Theo quy định của Bộ Y tế

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

          - Người bệnh nằm ngửa trên bàn. Nếu làtrẻ em thì cần có người giữ cùng

          - Tra thuốc thuốc tê bề mặt 2-3 lần,mỗi lần cách nhau 1-2 phút.

          - Người làm thủ thuật đứng ở phía đầungười bệnh.

          - Lật mi trên,kéo mi dưới

          - Bơm nước rửa cùng đồ

VI. THEO DÕI

          - Đánh giá tình trạng người bệnh, theodõi phát hiện những dấu hiệu bất thường báo bác sĩ để xử trí kịp thời.

          - Hướng dẫn người bệnh tra thuốc, uốngthuốc theo đơn của bác sĩ.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

          - Nhiễm khuẩn: sử dụng kháng sinh toànthân.

                                                                                

 

 

 

 

 

 

 

 

                       14 .  RẠCH ÁP XE TÚI LỆ/ DẪN LƯU TÚI LỆ

 

I.            ĐẠI CƯƠNG

Áp xe túi lệ là hậu quả của quá trình viêm nhiễm cấp tính ở túi lệ và tổ chức xung quanh vùng túi lệ. Chích áp xe túi lệ nhằm tạo đường dẫn lưu để làm mủ thoát ra khỏi ổ áp xe túi lệ.

II.         CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp áp xe túi lệ.

III.     CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Ổ xe đang trong tình trạng viêm tỏa lan

IV.      CHUẨN BỊ

1.      Cán bộ chuyên khoa: PTV chuyên khoa mắt được đào tạo.

2.      Phương tiện: dao phẫu thuật số 11, bông gạc

3.      Người bệnh: Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật 

4.      Hồ sơ bệnh án: theo quy định chung

V.         CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.      Kiểm tra hồ sơ

2.      Kiểm tra người bệnh

3.      Thực hiện kỹ thuật

3.1.   Vô cảm

-     Có thể gây tê tại vùng quanh túi lệ bằng thuốc tê hoặc rạch trực tiếp vùng áp xe mà không cần gây tê (với các trường hợp áp xe nặng).

3.2.  Kỹ thuật

-     Sát trùng vùng áp xe bằng betadin 10%.

-     Dùng dao rạch ở vùng trung tâm (đỉnh) của khối áp xe. Mở rộng để tạo điều kiện cho mủ và chất hoại tử thoát ra dễ dàng.

-     Ấn làm cho mủ thoát ra đường rạch.

-     Băng.

-     Tiếp tục dùng kháng sinh toàn thân, giảm đau giảm phù.

-     Chuẩn bị phẫu thuật nối thông túi lệ mũi hoặc cắt bỏ túi lệ sau 2 – 4 tuần.

-     bảo lỗ dò liền tốt.

VI.      THEO DÕI

-              Kháng sinh toàn thân, tại chỗ, chống phù nề

VII.   THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG

 

15. KHÂU VẾT THƯƠNG DA MI

I.       ĐẠI CƯƠNG

Khâu vết thương mi là một phẫu thuật cấp cứu để phục hồi chức năng và giải phẫu của mi mắt. Vết thương mi xử lý sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện tốt cho quá trình làm sẹo vết thương.

II.   CHỈ ĐỊNH

Vết thương mi gây chảy máu và có nguy cơ gây biến dạng mi. 

III.      CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có kèm đa chấn thương hoặc chấn thương toàn thân có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng cần được ưu tiên cho cấp cứu toàn thân trước khi xử lý vết thương mi.

 

IV.CHUẨN BỊ

1.Cán bộ chuyên khoa: bác sĩ chuyên khoa mắt

2.Phương tiện:

a.Hiển vi phẫu thuật và bộ dụng cụ vi phẫu.

b.      Bộ dụng cụ trung phẫu, các loại chỉ tiêu, chỉ không tiêu (thường dùng 6-0 nylon, 5-0 vicryl, 6-0 vicryl).

3.Người bệnh:

c.Khám mắt toàn diện: theo mẫu chung

d.      Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.

4.Hồ sơ bệnh án:

Theo quy định chung của Bộ Y tế

V.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ

2.Kiểm tra người bệnh

3.Thực hiện kỹ thuật:

Vô cảm: Gây tê tại chỗ hoặc  gây mê

Kỹ thuật:

Kiểm tra tổn thương, dùng pince gắp hết dị vật trong vết thương nếu có, cắt lọc các tổ chức hoại tử

Các dị vật nhỏ, ở sâu có thể rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc nước ôxy già

Kiểm kê, đánh giá mức độ tổn thương tại mi mắt

Nguyên tắc khâu phục hồi vết thương mi:

Trường hợp đứt dây chằng mi trong phải khâu phục hồi trước tiên bằng chỉ 6-0 không tiêu.

Trường hợp vết thương mi không đi hết chiều dày mi: Lần lượt khâu các lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu 6-0 hoặc 7-0; khâu da mi bằng chỉ 6-0 không tiêu.

Trường hợp vết thương mi đi hết chiều dày và có rách bờ tự do mi: Trước tiên khâu phục hồi giải phẫu bờ mi bằng 2 mũi chỉ không tiêu: 1 mũi đi qua hàng chân lông mi, 1 mũi đi qua đường xám (tương đương với vị trí tuyến bờ mi). Sử dụng chỉ 6-0 không tiêu. Tiếp theo khâu lớp kết mạc và sụn mi bằng chỉ tiêu với đầu chỉ nằm trong chiều dày vết thương. Khâu lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu. Sau cùng đóng lớp da bằng chỉ 6-0.

Trường hợp vết thương mi đi vào tổ chức hốc mắt: Có thể cắt lọc tổ chức mỡ hốc mắt bẩn, bám dính dị vật. Khâu phục hồi vách ngăn hốc mắt bằng chỉ tiêu, sau đó các bước xử lý tiếp theo tương tự như với vết thương mi đi hết chiều dày.

Trường hợp có tổn thương xương hốc mắt có thể lấy bỏ các mảnh xương nhỏ, sau đó khâu vết thương mi.

Kết thúc phẫu thuật: Tra dung dịch Betadin 5% hoặc 10%, mỡ kháng sinh, băng mắt

Cắt chỉ da mi sau 7- 10 ngày.

VI. THEO DÕI

Tình trạng mi: Mi khép, hở hay biến dạng

Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương

Tình trạng phục hồi giải phẫu mi tốt hay xấu

Điều trị nội khoa:

Tại chỗ: Tra kháng sinh tại chỗ+ Corticoid (Ví dụ: Maxitrol 4l/ngày)

Toàn thân: Kháng sinh uống toàn thân (Ví dụ: Zinnat 0.25g, 2 viên/ngày, người lớn)

Giảm phù, chống viêm (Ví dụ: Amitase 10mg, 4 viên/ngày)

VII.   XỬ LÝ TAI BIẾN

Chảy máu: Do cầm máu không tốt, có thể băng ép; trường hợp chảy máu nhiều có thể mở lại vết phẫu thuật, cầm máu bằng đốt điện hoặc buộc chỉ nút mạch.

Nhiễm khuẩn hoặc apxe mi: Hay gặp trên vết thương bẩn, còn sót nhiều dị vật: Cần điều trị kháng sinh mạnh phối hợp. Tại vết thương có thể trích apxe tạo đường thoát mủ ra ngoài. Trường hợp rò mủ dai dẳng có thể do nguyên nhân còn sót dị vật: Cần kiểm tra lại vết thương, tìm dị vật và làm sạch lại vết thương trước khi đóng mép khâu lại.

     

16. QUY TRÌNH THỬ KÍNH ĐO KHÚC XẠ CHỦ QUAN

 

I.           ĐẠI CƯƠNG

Quy trình thử kính là một phương pháp đánh giá khúc xạ chủ quan.

II.        CHỈ ĐỊNH

-            Các trường hợp có tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị) cần thử kính để có thể cho kính điều chỉnh hoặc phẫu thuật.

-            Các trường hợp lão thị

III.    CHỔNG CHỈ ĐỊNH

1.         Đang có bệnh viêm nhiễm cấp tính tại mắt

2.         Người bệnh tuổi nhỏ quá, già quá, hoặc không phối hợp để thử kính chính xác.

IV.     CHUẨN BỊ

1.        Cán bộ thực hiện : bác sĩ, điều dưỡng, hoặc kỹ thuật viên.

2.        Phương tiện: hộp kính và gọng kính thử, bảng thị lực hoặc máy chiếu thị lực.

3.        Người bệnh: hướng dẫn người bệnh đầy đủ về phương pháp, bảng thị lực, và cách trả lời.

4.        Hồ sơ bệnh án:

Theo quy định chung của Bộ Y tế

V.        CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thử kính cầu

1.      Lựa chọn bảng thị lực thích hợp: người lớn hoặc trẻ em đã đi học: dùng bảng chữ cái. Trẻ nhỏ hoặc người không biết chữ dùng bảng hình vẽ hoặc chữ E hoặc vòng hở (Landolt).

2.      Đặt khoảng cách thử thích hợp tuỳ theo bảng thị lực

3.      Giải thích cho người bệnh trước khi đo (về bảng thị lực và cách trả lời).

4.      Đo thị lực nhìn xa không kính của từng mức trong khi mắt kia được che kín. Nguyên tắc: thử mắt phải trước, mắt trái sau.

5.      Đo khoảng cách đồng tử và đặt gọng kính thử theo khoảng cách đồng tử đó.

6.      Lựa chọn số kính khởi đầu tùy theo thị lực không kính. Bao giờ cũng dùng kính cộng trước, nếu người bệnh thấy mờ hơn thì thay bằng kính trừ cùng số đó.

7.      Tăng dần số kính đến khi người bệnh đạt thị lực tối đa.

8.      Nếu có từ 2 mắt kính khác nhau trở lên cùng cho thị lực tối đa thì chọn số kính thấp nhất nếu là kính trừ, chọn số cao nhất nếu là kính cộng.

Thử kính trụ

1.      Sau khi đã thử kính cầu cho thị lực cao nhất có thể được (kính cầu tối ưu) nhưng chưa đạt thị lực tối đa và kết quả soi bóng đồng tử cho thấy có loạn thị thì phải thử kính trụ.

2.      Kính cầu tối ưu vẫn đặt ở trước mắt đang thử.

3.      Thêm một kính trụ -0,50 D vào gọng thử, đặt theo trục đã biết dựa vào kết quả soi bóng đồng tử hoặc khúc xạ tự động. Nên dùng kính trụ trừ. Nếu kết quả đo khúc xạ khách quan là trụ cộng thì phải chuyển thành dạng trụ trừ trước khi thử kính.

4.      Tăng dần số kính trụ đến khi đạt thị lực tối đa. Mỗi khi thêm vào -0,50D trụ thì lại thêm +0,25 D cầu (nếu là kính cầu cộng thì số tăng thêm, nếu là kính cầu trừ thì số giảm đi).

5.      Có thể dùng kính trụ chéo Jackson để tinh chỉnh trục và công suất kính cầu trong quá trình thử.

Cân bằng 2 mắt

1.      Kính cầu (hoặc cầu-trụ) vừa thử vẫn đặt ở gọng thử. Thêm kính cầu +1,00 D cho cả 2 mắt. Đo thị lực cả 2 mắt mở. Nếu thị lực 2 mắt giảm không quá 2 dòng thì phải tăng số kính cầu mỗi lần +0,25 D đến khi thị lực giảm ít nhất 2 dòng.

2.      Che mắt trái, thử mắt phải với kính cầu +1,00 D. Nếu thị lực 2 mắt giảm không quá 2 dòng thì phải thêm vào số kính cầu mỗi lần +0,25 D đến khi thị lực giảm ít nhất 2 dòng.

3.      Che mắt phải và làm lại bước 2 cho mắt trái.

4.      So sánh 2 mắt bằng cách che mắt luân phiên.

5.      Ghi lại kết quả cuối cùng sau khi đã kiểm tra cân bằng 2 mắt.

Thử kính đọc sách

Sau khi đã thử kính nhìn xa tốt nhất cho từng mắt, giữ nguyên số kính nhìn xa, cho thêm kính cộng đều nhau ở 2 mắt và tăng dần công suất cho đến khi nhìn gần rõ nhất ở khoảng cách đọc thích hợp.

 

 

 

 

17. QUY TRÌNH ĐO KHÚC XẠ TỰ ĐỘNG

 

I.           ĐẠI CƯƠNG

Đo khúc xạ tự động là một phương pháp đánh giá khúc xạ khách quan dựa vào máy khúc xạ kế tự động.

II.       CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp cần xác định tình trạng khúc xạ của mắt.

III.    CHỔNG CHỈ ĐỊNH

-             Đang có bệnh viêm nhiễm cấp tính tại mắt

-             Người bệnh tuổi nhỏ quá, già quá, hoặc không phối hợp tốt trong quá trình đo.

IV.    CHUẨN BỊ

1.         Cán bộ thực hiện: bác sĩ, điều dưỡng, hoặc kỹ thuật viên.

2.         Phương tiện: khúc xạ kế tự động.

V.        CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.        Giải thích cho người bệnh trước khi đo:

a.           Đây là máy để đo khúc xạ của mắt, đo rất nhanh, không đau và không hại mắt.

b.          Đầu người bệnh phải cố định (đảm bảo mi mắt hoặc lông mi không che lấp giác mạc), mắt mở to sau mỗi lần chớp.

c.           Tinh thần thoải mái và tập trung vào vật tiêu trong máy, ngay cả khi hình nhòe đi.

2.        Bật công tắc máy: không để cằm người bệnh vào máy trong lúc khởi động.

3.        Kiểm tra các chế độ cài đặt: Ấn nút A để chọn chế độ đo tự động hoàn toàn (FULL AUTO) hoặc nút M để chọn chế độ đo không tự động (MANUAL)

4.        Yêu cầu người bệnh đặt cằm vào giá đỡ, trán áp sát băng tì trán.

5.                 Kiểm tra để đảm bảo mắt người bệnh cùng độ cao với vạch đánh dấu trên giá cố định đầu.

6.        Kiểm tra mắt người bệnh trên màn hình và căn chỉnh để cho 3 chấm sáng trên giác mạc ở giữa vòng trong và rõ nét, chỉnh lên xuống để 3 chấm sáng thẳng hàng với 2 dấu mốc ở vị trí 6 và 12 giờ.

7.        Yêu cầu người bệnh nhìn vật tiêu là mái nhà màu đỏ ở tâm của cảnh.

8.                Bấm START để bắt đầu đo. Có thể chọn chế độ đo một lần hoặc đo 3 lần liên tục.

9.        In ra kết quả đo.

 

18. QUY TRÌNH SOI BÓNG ĐỒNG TỬ

I.           ĐẠI CƯƠNG

Soi bóng đồng tử là một phương pháp đánh giá khúc xạ khách quan

II.       CHỈ ĐỊNH

-             Các trường hợp cần xác định tình trạng khúc xạ của mắt.

III.    CHỔNG CHỈ ĐỊNH

1.        Người bệnh đang có bệnh viêm nhiễm cấp tính tại mắt.

2.        Người bệnh tuổi nhỏ quá, già quá, hoặc không phối hợp tốt để soi.

IV.    CHUẨN BỊ

1.        Cán bộ thực hiện: bác sĩ, điều dưỡng, hoặc kỹ thuật viên chuyên khoa Mắt.

2.        Phương tiện: 1 máy soi bóng đồng tử hình khe, hộp kính và gọng kính thử, thước Parent.

V.        CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.                    Kiểm tra người bệnh: Có yêu cầu và có đầy đủ các điều kiện để soi bóng đồng tử.

2.          Thực hiện kỹ thuật:

§   Thực hiện trong điều kiện phòng ánh sáng yếu để cho đồng tử không co nhỏ.

§   Người bệnh ngồi trước mặt người khám, và mắt nhìn qua tai người khám hướng vào một vật tiêu ở xa

§   Chọn khoảng cách đo (khoảng cách làm việc) tùy theo người khám. Khoảng cách đo thường dùng là 50 cm.

§   Chỉnh máy soi bóng đồng tử ở chế độ chùm sáng song song (lúc này khe sáng chiếu lên tường không còn rõ nét nữa), đầu tiên để khe sáng theo hướng dọc.

§   Mắt người khám nhìn qua thị kính của máy và hướng chùm sáng vào đồng tử người bệnh. Đầu tiên để khe sáng để theo hướng dọc. Quét khe sáng ngang qua đồng tử. Quan sát chuyển động của bóng đồng tử so với khe sáng để xem bóng cùng chiều, ngược chiều, hoặc tỏa lan. Đồng thời đánh giá 3 yếu tố: tốc độ, độ sáng, và độ rộng của bóng đồng tử.

§   Xoay khe sáng về hướng ngang và lại quét dọc khe sáng qua đồng tử. Quan sát và đánh giá như bước 5.

§   Trường hợp bóng đồng tử không cùng hướng với khe sáng (loạn thị chéo) thì xoay khe sáng của máy theo hướng chéo cho trùng với hướng của bóng đồng tử và thực hiện tiếp tục các bước trên.

§   Phương pháp dùng 2 kính cầu để trung hòa bóng đồng tử (khoảng cách đo 50 cm):

·           Nếu bóng tỏa lan ngay mà chưa đặt thêm kính thì công suất của mắt ở kinh tuyến đó là -2,00 D. Không cần trung hòa nữa.

·           Nếu bóng cùng chiều thì cần dùng kính cộng để trung hòa bóng đồng tử. Nếu bóng ngược chiều dùng kính trừ để trung hòa bóng đồng tử. Dùng thanh thước soi bóng đồng tử hoặc các mắt kính rời (đặt vào gọng kính thử). Thay đổi công suất kính đến khi thấy bóng tỏa lan.

·           Lấy số điốp của mắt kính cho bóng tỏa lan trừ đi 2 D (công suất kính cho khoảng cách đo 50 cm) sẽ được công suất khúc xạ của trục tương ứng. Nếu 2 trục chính (vuông góc) có công suất bằng nhau thì mắt không có loạn thị.

Thí dụ: quét khe sáng theo hướng ngang, công suất kính cho bóng tỏa lan là +4,00 D thì công suất của trục ngang là +2,00 D. Quét khe sáng theo hướng dọc, công suất kính cho bóng tỏa lan là -1,00 D thì công suất trục dọc là -3,00 D. Khúc xạ của mắt được ghi bằng chữ thập quang học như sau:

                                                           Công suất của mắt này cần kính điều chỉnh là:

+2,00 -5,00 x 180

 

Thay cho phương pháp sử dụng 2 kính cầu, cũng có thể sử dụng một kính cầu và một kính trụ để tìm công suất trụ theo cách sau:

§   Đầu tiên trung hòa một trục bằng một kính cầu.

·           Nếu cả 2 trục cùng chiều thì trung hòa trục có bóng chậm hơn, tối hơn, và mảnh hơn.

·           Nếu cả 2 trục ngược chiều thì trung hòa trục có bóng nhanh hơn, sáng hơn, và dày hơn.

·           Nếu một trục cùng chiều và một trục ngược chiều thì trung hòa trục cùng chiều trước.

§   Sau đó trung hòa trục còn lại bằng một kính trụ trừ.

§   Đọc kết quả (công suất và trục) kính điều chỉnh ở 2 mắt kính trên gọng thử.

 

 

 

19. QUY TRÌNH TIÊM DƯỚI KẾT MẠC

 

 

I.           ĐẠI CƯƠNG

Tiêm dưới kết mạc thường dùng để điều trị các bệnh của phần trước nhãn cầu. Ngoài ra một số loại thuốc không thấm được vào nhãn cầu qua con đường tra mắt, khi được tiêm vào dưới kết mạc có thể khuếch tán vào mắt qua vùng rìa giác mạc hoặc củng mạc.

II.       CHỈ ĐỊNH

-             Gây tê dưới kết mạc

-             Cắt ghép kết mạc, tách kết mạc can thiệp củng mạc ,…

-             Điều trị viêm Giác mạc, viêm màng bồ đào trước

-             Làm giãn đồng tử để chống dính mống mắt trong điều trị viêm màng bồ đào

-             Tiêm thuốc sau khi kết thúc mổ

III.    CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

-             Bệnh nhân máu khó đông

-             Dị ứng với các thành phần của thuốc

-             Bệnh nhân không đồng ý hợp tác

IV.     CHUẨN BỊ

1.      Người thực hiện quy trình kỹ thuật:

-         Bác sĩ chuyên khoa mắt

2.      Phương tiện:

-         Dụng cụ cần thiết :

o   Thuốc nhỏ tê tại chỗ Dicain 1%

o   ống tiêm 2ml

o   thuốc được chỉ định

o   kim tiêm 25G

-          Dụng cụ hỗ trợ :

o   Hộp bông vô khuẩn

o   Hộp đựng rác thải y tế và rác thải tái chế.

o   Găng tay sạch

3.      Chuẩn bị người bệnh

-         Thông báo giải thích cho người bệnh việc tiêm dưới kết mạc mắt.

-         Hướng dẫn người bệnh phối hợp với nhân viên thực hiện tốt kỹ thuật .

-         Tư thế người bệnh: Nằm ngửa trên bàn , mắt liếc ngước hướng với vùng kết mạc được chọn tiêm thuốc

V.        CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra y lệnh

2.     Kiểm tra người bệnh:

-           Đặt người bệnh nằm ngửa, mắt nhìn theo hướng được bác sĩ hướng dẫn (ví dụ: nhìn liếc lên trên khi tiêm dưới kết mạc cùng đồ dưới ,...)

3.     Thực hiện kỹ thuật: (tiêm dưới kết mạc cùng đồ dưới )

-           Bác sĩ  rửa tay, đội mũ, sát khuẩn tay bằng cồn hoặc sát khuẩn tay nhanh bằng cồn 700C.           

-           Tra thuốc Tetracaine 1%   2 lần vào mắt người bệnh, mỗi lần nhỏ cách nhau 1 - 3 phút.

-           Rút thuốc (đã pha) theo y lệnh vào ống tiêm và gắn kim tiêm 25G  hoặc 26G

-           Cố định mắt người bệnh bằng cách liếc hết về phía đối diện vùng tiêm và không đảo mắt

-           Dùng nhíp kết mạc kẹp tách cố định kết mạc 

-           Đâm kim tiêm khoàng 30 độ xuống dưới kết mạc, tránh mạch máu 

-           Bơm khoảng một giọt thuốc, thấy nhẹ tay và kết mạc phồng lên như hat gạo là đúng, tiếp tục bơm thuốc đến hết. Có thể từ từ đẩy kim sâu hơn và bơm thuốc.

-           Khi thuốc tạo thành một bọng dưới kết mạc  thì rút kim tiêm khỏi kết mạc, dùng tăm bông vô trùng bông gòn thấm máu

-           Nếu khi bơm thử mà thấy nặng tay hoặc không thấy kết mạc phồng lên thì có thể đã đâm vào củng mạc hoặc nhãn cầu, cần dừng bơm và rút kim ngay.

-           Rửa lại cùng đồ mắt bằng dung dịch Nacl 0.9%

-           Giúp người bệnh trở về tư thế thoải mái, hướng dẫn người bệnh mắt có thể đỏ và hơi cộm.

-           Thu dọn dụng cụ, rửa tay.

VI.    THEO DÕI:

-            Theo dõi điều trị thuốc tiếp tục

VII.  XỬ TRÍ TAI BIẾN:

-            Chạm mạch, xuất huyết dưới kết mạc nhiều: xử trí thuốc tan máu, uống nhiều nước

-            Tiêm vào nhãn cầu: rất hiếm gặp, cần báo ngay cho BS

-            Phản ứng thuốc: xử trí theo từng trường hợp cụ thể

 

20. QUY TRÌNH SOI ĐÁY MẮT 

 

I.           ĐẠI CƯƠNG

-              Soi đáy mắt là phương pháp khám mắt nhằm giúp ta thấy được tình trạng võng mạc, gai thị, và các môi trường trong suốt của mắt. Ngoài lĩnh vực nhãn khoa nó còn nhiều lĩnh vực khác như sản khoa, nội, nhi, thần kinh cũng cần những thông tin từ kết quả soi đáy mắt.

II.       CHỈ ĐỊNH

-               Là kỹ thuật khám thường quy cho tất cả BN đến khám mắt .

-               Những trường hợp giảm thị lực, có nghi ngờ bệnh lý bán phần sau, hoặc nghi ngờ đục các môi trường trong suốt của mắt .

-               Bệnh nhân của các chuyên khoa khác : nội, sản, thần kinh khi có yêu cầu.

III.    CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

-              Khi đục hoàn toàn các môi trường trong suốt như Giác mạc, thủy tinh thể, dịch kính

-                             Khi bệnh nhân nhiễm trùng nặng ở mắt hoặc hốc mắt mà không thể mở mắt để soi được

IV.    CHUẨN BỊ

1.            Người thực hiện quy trình kỹ thuật:

-             Bác sỹ chuyên khoa mắt.

2.            4.2. Phương tiện:

Dụng cụ: đèn soi đáy mắt pin hoặc điện, gồm các bộ phận.

§   Hệ thống chiếu sáng được phản chiếu vào mắt bệnh nhân bằng gương nghiêng 45° hoặc hệ thống lăng kính.

§   Có  thể thay đổi cường độ và vùng chiếu sáng lớn nhỏ tùy theo mắt giãn đồng tử hay không

§   Thay đổi màu sắc ánh sáng xanh khi xuất huyết võng mạc sẽ hiện rõ hơn

§   Khe sáng để làm thiết đồ quang học khám môi trường trong suốt

§   Lưới ánh sáng để định vị tổn thương võng mạc 

§   Hệ thống thấu kính dùng để điều chỉnh TKX

Thuốc giãn đồng tử .

3.            Chuẩn bị người bệnh

-             Thông báo giải thích người bệnh soi đáy mắt.

-             Hướng dẫn tư thế ngồi, cách định vị mắt để tìm tổn thương

-             Nếu nhỏ thuốc giãn đồng tử phải giải thích tác dụng phụ của thuốc sẽ làm giãn đồng tử, gây mờ mắt trong thời gian ngắn và được sự đồng ý của bệnh nhân

V.        CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.           Kiểm tra người bệnh:

-             Hướng dẫn người bệnh ngồi thẳng lưng , mắt nhìn thẳng vào điểm cố định phía sau tai BS

-             Nếu nhỏ thốc giãn phải kiểm tra đồng tử đã giãn chưa?

2.           Thực hiện kỹ thuật:

-             Tư thế bác sỹ: ngồi đối diện, dùng mắt cùng bên với mắt soi của bệnh nhân

-             Dùng ngón cái tay trái cố định và kéo mi trên của bệnh nhân, dùng ngón trỏ tay P để điều chỉnh các thấu kính cho phù hợp.

-             Bật đèn bắt ánh đồng tử từ khoảng cách 30 – 50 cm để khảo sát sơ bộ các môi trường trong suốt

-             Từ từ tịnh tiến đèn đến gần mắt Bn ở khoảng cách 1-2 cm để quan sát võng mạc

-             Khi xem gai thị , mắt BN nhìn ra xa qua bờ tai BS, khi xem hoàng điểm BN nhìn thẳng vào đèn, khi soi vùng chu biên BS lần lượt quay đầu từ từ về mọi phía

-             Ghi nhận kết quả tổn thương vào hồ sơ bệnh án

VI.     THEO DÕI XỬ TRÍ TAI BIẾN:

-              Soi đáy mắt hầu như không gây tai biến gì khi thực hiện kỹ thuật

-              Một số ít BN bị lóa mắt, hoặc soi lâu hơi chóng mặt , nên để BN ngồi nghỉ 1-2 phút cho ởn định

-              Khi nhỏ giãn đồng tử mắt có cảm giác mờ và lèm nhèm, sẽ tự hết sau 1-2 tiếng.

 

21. QUY TRÌNH KHÁM MẮT BẰNG SINH HIỂN VI

 

I.            ĐẠI CƯƠNG

Sinh hiển vi là trang thiết bị để khám mắt. Cấu tạo sinh hiển vi gồm 3 phần cơ bản: (1) Hệ thống quang học để chuyển ảnh ngược thành ảnh thuận chiều. (2) Hệ thống chiếu sáng hay gọi là đèn khe. (3) Hệ thống cơ học để hổ trợ hai phần trên tạo thuận lợi cho việc khám bệnh.

II.        CHỈ ĐỊNH:

-             Quan sát bề mặt giác mạc: sang thương, dị vật giác…

-             Khám tiền phòng

-             Khám thủy tinh thể

-             Soi đáy mắt, soi góc iền phòng.

III.     CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI:

-             Bệnh nhân không hợp tác, trẻ quá nhỏ.

IV.     CHUẨN BỊ:

1.          Cán bộ thực hiện: Bác sỹ chuyên khoa mắt.

2.          Phương tiện: Có 2 loại máy sinh hiển vi:

-              Loại cầm tay và loại vi cố định

-              Sinh hiển vi có 4 phần:

o    1 nguồn sáng

o    1 tụ quang

o    1 màn chắn sáng(diaphragme)

o    1 thấu kính chiếu sáng       

3.          Chuẩn bị người bệnh: Hướng dẫn người bệnh, giải thích qui trình.

4.          Hồ sơ bệnh án: bệnh án ngoại trú hay sổ khám bệnh.

V.         CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

-             Bệnh nhân ngồi và đặt cằm vào trước Sinh hiển vi theo hướng dẫn của bác sỹ.

-             Để dễ điều chỉnh, bắt đầu nên dùng những độ phóng đại thấp. Điều chỉnh kính hiển vi chiếu thẳng vào vùng định quan sát.

-             Điều chỉnh để có khe sáng thích hợp. Có 4 cách chiếu sáng: ( thường dùng 2 phương pháp đầu)

o    Chiếu sáng trực tiếp.

o    Chiếu sáng gián tiếp.

o    Chiếu sáng bằng phản xạ(reflexion).

o    Chiếu sáng bằng các vùng( des zones miroitantes) bị chói.

-             Quan sát, đánh giá, mô tả sang thương của giác mạc, tiền phòng , thủy tinh thể và cấu trúc tiền phòng, đáy mắt. 

-             Trong khi khám sinh hiển vi,  riêng đối với các tổn thương của kết mạc hay giác mạc, trong trường hợp cần thiết ( ví dụ: mắt hột thể gai, viêm kết mạc mùa xuân, màng máu mắt hột, xước giác mạc….) ta có thể nhuộm sống trước khi soi.             

VI.     THEO DÕI:

-             Tình trạng bệnh lý của nhãn cầu.

VII.  XỬ TRÍ TAI BIẾN: không có tai biến.

 

 

22. QUY TRÌNH THỬ THỊ LỰC VÀ  KÍNH LỖ

 

I.             ĐẠI CƯƠNG

-             Thị lực là khả năng nhìn của mắt. Đo thị lực giúp phát hiện bất thường ở mắt do tật khúc xạ hay một bệnh nào khác.

-             Từ đó quyết định là cần phải dùng kính điều chỉnh hay điều trị bệnh để giúp cho bệnh  nhân phục hồi thị lực bình thường.

-             Đo thị lực bao gồm cả thị lực xa và thị lực gần.

II.         CHỈ ĐỊNH

-              Tất cả bệnh nhân khi đến khám hoặc cấp cứu bệnh về mắt, bệnh nhân có nhu cầu kiểm tra, giám định thi lực mắt.

-              NhỮng BN có nhu cầu kiê

III.      CHỐNG CHỈ ĐỊNH:   Không có

IV.      CHUẨN BỊ

1.        Người thực hiện quy trình kỹ thuật:

-             Bác sỹ, KTV khúc xạ, Điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa Mắt.

2.        Phương tiện:

 Chuẩn bị dụng cụ:

-             Bảng thị lực nhìn xa loại bảng thập phân hoặc Logmar.

-             Bảng chữ E hoặc bảng hình có thể dùng cho trẻ con hoặc người không biết chữ.

-             Bảng thị lực phải đủ ánh sánh, đúng khoảng cách, để ngang tầm mắt bệnh nhân.

-             Bảng thị lực nhìn gần: là loại bảng Near vision (N1 – N8) hoặc Jeyger (J1 – J6)

-              Bảng che mắt và kính lỗ.

-             Thước đầu nhọn chỉ (nếu không có bảng điện tử)

-             Sổ khám bệnh/hồ sơ bệnh án

-             Bút ghi

3.        Chuẩn bị người bệnh

-             Giải thích công việc sắp làm để bệnh nhân hợp tác tốt

-             Hướng dẫn về bảng thử thị lực

-             Đối với trẻ con cần phải có bảng hướng dẫn các hình ảnh để trẻ nhận dạng được các hình trước khi thử thị lực.

V.          CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.        Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra y lệnh

2.        Kiểm tra người bệnh

-             Tư thế ngồi hoặc đứng thẳng, không ngã người về phía trước.

-             Hỏi bệnh sử: bệnh nhân đã đeo kính chưa

3.        Thực hiện kỹ thuật

a.    Đo thị lực nhìn xa:

-             Đo lần lượt từng mắt: MP trước, MT sau.

-             Yêu cầu bệnh nhân dùng cây che mắt để che mắt không thử, không ấn mạnh tay hoặc cây che lên Mắt sẽ làm mắt nhòe khi thử.

-             Không che mắt bằng các ngón tay để tránh trường hợp bệnh nhân có thể nhìn qua khe giữa các ngón tay.

-             Yêu cầu bệnh nhân đọc các chữ. Nếu bệnh nhân không biết chữ, có thể dùng bảng chữ “E”, chữ “C’’ hoặc bảng hình.

-             Để tiết kiệm thời gian nên bắt đầu bằng chỉ hàng chữ thứ 4 của bảng, yêu cầu bệnh nhân đọc chữ cái hoặc số, Sau đó di chuyển dần từ trên xuống dưới cho đến khi bệnh nhân bắt đầu nhầm lẫn hoặc nói rằng không thể nhìn thấy. Nếu ngay dòng thứ 4 mà BN không đọc được thì di chuyển dần lên trên theo chiều ngược lại.

-             Sau khi đo Mắt phải, bảo bệnh nhân che Mắt phải và đo thị lực Mắt trái.

b.    Ghi kết quả thị lực:

-             Nếu bệnh nhân đọc được chính xác toàn bộ một dòng hoặc đúng bốn chữ liên tiếp nhưng không đọc được chữ nào của dòng tiếp theo, chúng ta ghi thị lực theo kết quả ở dòng chữ đọc được của bảng thị lực.

-             Nếu không đọc được dòng chữ trên cùng lớn nhất của bảng thị lực thì cho bệnh nhân đếm ngón tay. Bắt đầu ở khoảng cách 4 mét từ từ di chuyển về cách 3 mét, cách 2 mét hoặc cách 1 mét. Ghi kết quả là đếm ngón tay và khoảng cách.    

-             Nếu không đếm được ngón tay  ở khoảng cách 50 cm thì khua bàn tay trước mắt bệnh nhân cách khoảng 20cm nếu bệnh nhân thấy chuyển động thì ghi là: BTT .

-             Nếu không thấy bóng bàn tay thì chiếu ánh sáng trước mắt bệnh nhân cách khoảng 20cm. Nếu nhận thấy ánh sáng thì ghi là ST(+), nếu không thấy thì ghi là ST(-).

-             Nếu không có đèn pin hoặc khám ngoài trời sáng quá làm cho bệnh nhân không thấy được ánh sáng đèn pin, hãy đặt lòng bàn tay trước mắt bệnh nhân (nhưng không chạm Mắt). Yêu cầu bệnh nhân cho biết khi bạn bỏ tay khỏi mắt bệnh nhân có thấy sáng hơn không?

c.    Thị lực với kính lỗ.

-             Kính lỗ là một khám nghiệm rất đơn giản, để nhanh chóng phân biệt giảm thị lực do tật khúc xạ hay do nguyên nhân bệnh mắt.

-             Nếu một người có thị lực không kính kém nhìn qua kính lỗ rõ hơn thì có khả năng tật khúc xạ.

-             Nếu thị lực không tăng với kính lỗ, có thể do một bệnh nào đó của mắt .

-             Cần thử kính lỗ khi thị lực nhìn xa < 8/10.

d.    Cách đo thị lực với kính lỗ:

-             Đo thị lực với kính lỗ cũng như thử thị lực. Đầu tiên che mắt không thử. Đặt kính lỗ trước mắt được thử hoặc nói bệnh nhân tự giữ kính lỗ. Yêu cầu bệnh nhân đọc các chữ của Bảng thị lực. Ghi kết quả thị lực không kính và thị lực với kính lỗ.

-             Thông báo với người bệnh/gia đình người bệnh khi kết thúc quy trình, hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết.

-             Rửa tay thường quy.

-             Ghi chép vào sổ khám bệnh/hồ sơ bệnh án.

VI.      THEO DÕI : không

VII.   BIẾN CHỨNG : Không

 

 

23. QUY TRÌNH KHÁM MẮT BẰNG ÁNH SÁNG TRỰC TIẾP

 

I.           ĐẠI CƯƠNG:

Khám mắt cũng giống như khám bệnh nói chung bao gồm 3 phần chính

-             Hỏi bệnh để biết quá trình bệnh sử, diễn tiến và các triệu chứng cơ năng

-             Khám lâm sàng chức năng thị giác của mắt như: Thị lực, thị trường, vận nhãn, fan3 xạ đồng tử .v.v.

-             Khám lâm sàng các tổn thương thực thể tại các phần của mắt như: tổn thương kết giác mạc, tiền phòng, mống mắt,thủy tinh thể, đáy mắt .v.v.

II.        CHỈ ĐỊNH:

-             Tất cả BN có triệu chứng chức năng và thực thể tại mắt như: mờ mắt, đỏ mắt, đau nhức, nhìn đôi v.v.

-             Những bệnh nhân có chỉ định giám định, đánh giá chức năng thị giác như : khám sức khỏe, khám giám thương tật v.v.

III.    CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI:

-             Không có chống chỉ định tuyệt đối

IV.     CHUẨN BỊ:

1.         Cán bộ thực hiện: Bác sỹ chuyên khoa mắt.

2.         Phương tiện:

-          Ánh sáng trực tiếp: đèn pin, đèn chiếu sáng có kính hội tụ, ánh sáng mặt trời

-          Kính lúp cầm tay hoặc đeo đầu .

-          Cây nâng mi

-          Bông

-          DD sát khuẩn tay

-          Găng sạch

3.         Hồ sơ bệnh án: Phiếu khám, bệnh án ngoại trú hay sổ khám bệnh.

V.        CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.       Hỏi bệnh sử

-          Lý do đến khám bệnh

-          Cách bắt đầu và diễn tiến của bệnh

-          Tiền sử bệnh

-          Các rối loạn về chức năng

o   Nhức mắt

o   Mờ mắt

o   Ruồi bay

o   Ám điểm

o   Song thị

o    Biến dạng

o   Quáng gà

2.       Khám bán phần trước

-          BN ngồi đối diện, thấp hơn thầy thuốc một chút

-          Đèn khám bên tay thuận thầy thuốc, ngang tầm mắt BN

-          Trình tự khám

o   Mi mắt

o   Lệ bộ

o   Kết mạc

o   Giác mạc

o   Tiền phòng

o   Mống mắt và phản xạ đồng tử

o   Thể thủy tinh

3.       Khám Trẻ em

-          Trẻ không ngồi yên nên việc khám khó khăn hơn, phải biết cách bất động trẻ mới khám được

-          Khám trẻ em bao giờ cũng cần ít nhất một người phụ (Người nhà hoặc điều dưỡng ). Thầy thuốc và người phụ ngồi đối diện

-           Tư thế khám trẻ em:

o   Người phụ để em bé nằm ngửa, đầu đặt vào lòng thầy thuốc, 2 chân em bé ở 2 bên hông người phụ, 2 tay người phụ nắm 2 cổ tay bé áp sát vào mạng sườn, cảng tay đè cố định 2 đầu gối

o   Thầy thuốc dùng đầu gối kẹp chặt đầu em bé, dùng một tay vành mi và một tay chiếu đèn để khám 

VI.     THEO DÕI: Không.

VII.  XỬ TRÍ TAI BIẾN: Không.

 

 

24. QUY TRÌNH ĐO SẮC GIÁC

 

I.            ĐẠI CƯƠNG

-              Con mắt bình thường có khả năng nhận biết được ánh sáng có bước sóng từ 400 – 700 nm thông qua màu sắc của vật. Mắt không có khả năng nhìn thấy tia tử ngoại (< 400 nm) và tia hồng ngoại (>700 nm)

-              Một số bệnh nhân không nhận biết được màu sắc của vật gọi là rối loạn sắc giác, người ta gọi là mù màu. Có người mù hoàn toàn màu sắc, cũng có người chỉ mù màu đỏ hay màu xanh

-              Đó sắc giác có giá trị quan trọng trong việc xác định khả năng phân biệt màu sắc để lựa chọn một số nghề nghiệp, giám định sức khoẻ

II.        CHỈ ĐỊNH

-               Những bệnh nhân khám sức khoẻ vào ngành hàng không, đường sắt, giao thông .v.v.

-               BN nghi ngờ rối loạn sắc giác

-               BN có nhu cầu đo để đánh giá tình trang mắt của mình

-               Gia đìng có người cùng huyết thống rối loạn sắc giác

III.     CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

-              Mắt đang có tình trùng nhiễm trùng

-              Mắt có thị lực tối ưu kém dưới 3/10

IV.     CHUẨN BỊ

1.          Người thực hiện quy trình kỹ thuật:

-             Bác sỹ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên đã được đào tạo.

2.          Phương tiện:

Dụng cụ:

§  Tập bảng màu Ishihara (1917) gồm 32 tờ, là loại bảng được dùng trong các cuộc tuyển sinh quốc tế vào các ngành hàng không, giao thông, đường sắt

§  Khi đo người bệnh phải đeo kính để loại trừ các tật khúc xạ.

§  Phòng đầy đủ ánh sáng từ 350 – 500 Lux

§  Cấu tạo của các bảng màu Ishihara dựa trên nguyên tắc lẫn màu giữa các màu lạnh và màu nóng của quang phổ, các bảng này giúp phát hiện rất nhanh phần lớn các rối loạn sắc giác, tuy nhiên cũng có nhược điểm là để sót một số trường hợp chẳng hạn như mù màu xanh lam, hay nhìn kém màu đỏ (protanoman)

3.          Chuẩn bị người bệnh

-             Thông báo giải thích người bệnh thực hiện đo sắc giác.

-             Hướng dẫn người bệnh phối hợp với người đo thực hiện tốt kỹ thuật.

-             Tư thế người bệnh ngồi như đang đọc sách, Bảng Test thử đặt cách mắt 50 cm.

V.         CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.          Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra y lệnh

2.          Kiểm tra người bệnh: ngồi đúng tư thế

3.          Thực hiện kỹ thuật:

-             Phần đầu tiên vẽ hình các chữ số. Những chữ số này và nền của bảng do những hình tròn nhiều màu hợp lại tạo thành. Mắt người bình thường nhìn các chữ số rất dễ, nhưng mắt có tật sắc giác sẽ đọc thành chữ khác. Ví dụ: trên hình vẽ là số 5, nhưng do vẽ thêm các hình tròn có màu sắc dễ nhầm, nên mắt bệnh đọc nhầm là số 2.

-             Phần hai: chỉ có người bình thường mới đọc được.

-                           Phần ba: mắt bình thường không đọc được, mắt rối loạn sắc giác đọc thành chữ số.

-             Phần bốn: chủ yếu phân biệt giữa người mù màu đỏ và người mù màu lục. Mỗi hình có hai chữ số, một màu đỏ tía và một màu đỏ tươi in trên nền xám.

-             Người bị mù màu đỏ sẽ nhầm màu đỏ với màu xám và chỉ đọc được một chữ số màu đỏ tía; còn người bị mù màu lục nhầm màu đỏ tía với màu xám và chỉ đọc được mỗi một chữ số màu đỏ mà thôi.

VI.     THEO DÕI: Không

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN: Không

 

 

25. QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐO NHÃN ÁP KẾ MACLAKỐP

 

I.           ĐỊNH NGHĨA

-               Đo nhãn áp bằng nhãn áp kế Maclakốp là quá trình sử dụng quả cân có trọng lượng để đo áp lực của các chất lỏng trong nhãn cầu tác động lên củng mạc và giác mạc.

II.        CHỈ ĐỊNH

-                Tất cả người bệnh khám mắt có tuổi từ 35 trở lên.

-                Người trẻ tuổi có những dấu hiệu nghi ngờ Glaucoma.

-                Người ruột thịt của người bệnh Glaucoma.

III.    CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

-               Chống chỉ định đối với người bệnh có viêm nhiễm ở mắt.

-               Giác mạc bị trợt biểu mô.

-               Mắt chấn thương có vết thương hở.

-               Bệnh giác mạc bọng.

-               Giác mạc phù nặng.

IV.     CHUẨN BỊ

1.         Người thực hiện quy trình kỹ thuật:

-              Điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa mắt.

2.         Phương tiện:

Dụng cụ

§   Khay sạch

§   Quả cân: trọng lượng: 5g, 7,5g, 10g và 15g

§   Tay cầm, thước đo nhãn áp

§   Hộp đựng mực in: gối vải được tẩm mực in

§   Đèn cồn

§   Cồn 900C, cồn 700C  

§   Bật lửa

§   Hộp bông vô khuẩn

§   Vành mi

§   Hộp đựng rác thải y tế và rác thải tái chế.

§   Găng tay sạch

§   Bút ghi

§   Thuốc gây tê: ding dịch Dicain 1%

§   Thuốc kháng sinh: dung dịch Cloroxit 0,4% hoặc dung dịch Natriclorua 0,9%.

3.         Chuẩn bị người bệnh

-              Thông báo giải thích người bệnh thực hiện đo nhãn áp.

-              Hướng dẫn người bệnh phối hợp với nhân viên thực hiện tốt kỹ thuật đo nhãn áp.

-              Tư thế người bệnh: Nằm ngửa trên bàn, mắt nhìn thẳng lên trần nhà.

V.        CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.        Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra y lệnh

2.        Kiểm tra người bệnh:

-              Đặt người bệnh nằm ngửa, mắt nhìn thẳng lên trần nhà

3.        Thực hiện kỹ thuật:

-              Bật đèn cồn

-              Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, sát khuẩn tay bằng cồn rửa tay nhanh hoặc cồn 700C.           

-              Tra thuốc Dicain 1% 2 lần vào mắt người bệnh, mỗi lần nhỏ cách nhau 3 phút.

-              Mắc quả cân vào tay cầm

-              Lau sạch quả cân bằng dung dịch cồn 700.

-              Hơ quả cân trên ngọn lửa đèn cồn, hơ qua ngọn lửa để sát trùng quả cân đảm bảo vô khuẩn.

-              Tẩm mực in vào 2 đầu quả cân cho thật đều, hơ lên ngọn lửa đèn cồn với mục đích cho khô mực, kiểm tra độ nóng quả cân trước khi đo

-              Đi găng hoặc sát trùng tay

-              Cố định mắt người bệnh: người bệnh không được đảo mắt trong lúc đo. Hướng dẫn người bệnh đưa tay ra trước mắt. Nếu đo mắt phải, người bệnh đưa tay trái ra hoặc ngược lại, mắt nhìn thẳng vào ngón tay trỏ. Điều chỉnh ngón tay của người bệnh sao cho giác mạc nằm ngang và chính giữa khe mắt.

-              Đặt quả cân lên giác mạc:

·         Tay phải thầy thuốc cầm tay cầm quả cân có mắc quả cân.

·         Tay trái người thầy thuốc vành hai mi để mắt mở rộng. Chú ý không được đè tay vào nhãn cầu.

·         Đặt quả cân thẳng góc chính giữa giác mạc, từ từ đặt quả cân đè lên giác mạc. Đưa nhẹ tay cầm xuống dưới để toàn bộ trọng lượng quả cân tác dụng lên nhãn cầu.

·         Khi tay cầm đưa xuống quá nửa chiều cao quả cân, có thể nhắc nhanh quả cân ra khỏi mắt

-              In diện tiếp xúc lên giấy

-              Lấy bông tẩm cồn 900C bôi vào giấy chỗ định in dấu nhãn áp.

-              In dấu nhãn áp lên giấy. Diện tiếp xúc phải thật tròn, bờ rõ ràng và ở chính giữa.

-              Dùng thước mica, đo đường kính của diện tiếp xúc, đọc số đo nhãn áp trên thước đo, ghi kết quả đo nhãn áp.

-              Sát trùng tay bằng cồn

-              Tra thuốc dung dịch Cloroxit 0,4% hoặc dung dịch Natriclorua 0,9% vào mắt người bệnh

-              Giúp người bệnh trở về tư thế thoải mái, hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết.

-              Thu dọn dụng cụ, rửa tay.

-              Nếu nhãn áp cao báo bác sỹ.

VI.     THEO DÕI:

-               Theo dõi nhãn áp khi người bệnh có nhãn áp cao.

VII.  XỬ TRÍ TAI BIẾN:

-               Xước giác mạc, viêm kết mạc – giác mạc

 

 

 

 

 

 

26. QUY TRÌNH ĐO NHÃN ÁP BẰNG NHÃN ÁP KẾ SCHIOTZ

 

I.           ĐẠI CƯƠNG

-               Đo nhãn áp bằng nhãn áp schiotz dựa trên nguyên tắc đè lõm giác mạc, nếu nhãn áp cao thì giác mạc bị đè lõm ít và ngược lại. Cách đo này chịu ảnh hưởng lớn của độ cứng củng mạc, dụng cụ đo khó bảo quản, dễ sai lệch, kết quả chỉ một mình người đo ghi nhận.

II.        CHỈ ĐỊNH

-               Tất cả người bệnh khám mắt có tuổi từ 35 trở lên.

-               Người trẻ tuổi có những dấu hiệu nghi ngờ Glaucoma.

-               Người ruột thịt của người bệnh Glaucoma.

III.    CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

-               Chống chỉ định đối với người bệnh có viêm nhiễm ở mắt.

-               Giác mạc bị trợt biểu mô.

-               Mắt chấn thương có vết thương hở.

-               Bệnh giác mạc bọng.

-               Giác mạc phù nặng.

IV.     CHUẨN BỊ

1.        Người thực hiện quy trình kỹ thuật:

-              Điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa mắt.

2.        Phương tiện:

Dụng cụ: nhãn áp kế Schiotz có 2 bộ phận.

§   Một thanh kim loại hình trụ đè lõm giác mạc trên đó có thể gắn thêm các trọng lượng khác nhau Những quả cân trọng lượng gồm: 5,5g – 10g – 15g. Nếu nhãn áp thấp nên dùng 5,5g, cao dùng 10g, rất cao dùng 15g

§   Một hệ thống đòn bẩy và kim chỉ cho ta biết độ sâu của giác mạc bị lõm xuống khi đo. Kim chỉ di động trên một mặt chia độ để đọc kết quả

Dụng cụ hỗ trợ.

§   Hộp bông vô khuẩn

§   Hộp đựng rác thải y tế và rác thải tái chế.

§   Găng tay sạch

§   Bút ghi

§   Thuốc gây tê: ding dịch Dicain 1%

§   Thuốc kháng sinh: dung dịch Cloroxit 0,4% hoặc dung dịch Natriclorua 0,9%.

3.        Chuẩn bị người bệnh

-              Thông báo giải thích người bệnh thực hiện đo nhãn áp.

-              Hướng dẫn người bệnh phối hợp với nhân viên thực hiện tốt kỹ thuật đo nhãn áp.

-              Tư thế người bệnh: Nằm ngửa trên bàn hoặc ngồi ngửa đầu, mắt nhìn thẳng lên trần nhà. Có thể dùng ngón tay làm vật tiêu cố định mắt

V.        CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.          Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra y lệnh

2.          Kiểm tra người bệnh:

-              Đặt người bệnh nằm ngửa, hoặc ngồi ngửa đầu, mắt nhìn thẳng lên trần nhà

3.          Thực hiện kỹ thuật:

-              Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, sát khuẩn tay bằng cồn rửa tay nhanh hoặc cồn 700C.           

-              Tra thuốc Dicain 1% 2 lần vào mắt người bệnh, mỗi lần nhỏ cách nhau 3 phút.

-              Chọn lựa và Mắc quả cân vào máy

-              Lau sạch thanh  đè giác mạc bằng dung dịch cồn 700.

-              Cố định mắt người bệnh: người bệnh không được đảo mắt trong lúc đo. Hướng dẫn người bệnh đưa tay ra trước mắt. Nếu đo mắt phải, người bệnh đưa tay trái ra hoặc ngược lại, mắt nhìn thẳng vào ngón tay trỏ. Điều chỉnh ngón tay của người bệnh sao cho giác mạc nằm ngang và chính giữa khe mắt.

-              Áp trụ kim loại lên đỉnh giác mạc, trụ di động sẽ đè lõm giác mạc xuống. Nếu nhãn áp thấp độ lõm lớn và ngược lại

-              Đọc độ lệch của kim trên mặt chia độ, sau đó đối chiếu trên bảng định cỡ cho nhãn áp Schiotz (1957) ta xác định được nhãn áp của mắt theo milimet thủy ngân

-              Tra thuốc dung dịch Cloroxit 0,4% hoặc dung dịch Natriclorua 0,9% vào mắt người bệnh

-              Giúp người bệnh trở về tư thế thoải mái, hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết.

-              Thu dọn dụng cụ, rửa tay.

-              Ghi nhận nhãn áp vào hồ sơ, nếu cao báo bác sỹ.

VI.     THEO DÕI:

-               Theo dõi nhãn áp khi người bệnh có nhãn áp cao.

VII.    XỬ TRÍ TAI BIẾN:

-               Xước giác mạc, viêm kết mạc – giác mạc

 

27. QUY TRÌNH ĐO NHÃN ÁP BẰNG NHÃN ÁP KẾ HƠI

 

I.            ĐẠI CƯƠNG

-              Đo nhãn áp bằng nhãn áp hơi dựa trên nguyên tắc đè dẹt giác mạc bằng hơi, nếu nhãn áp cao thì giác mạc bị đè dẹt ít và ngược lại,và chỉ số này được ghi nhận bằng cảm biến tự động qua 3 lần đo để lấy giá trị trung bình. Cách đo này chịu ảnh hưởng lớn của độ đàn hồi giác mạc. Dụng cụ hiện đại , không đem di chuyển được nhưng lưu được trị số khách quan.

II.         CHỈ ĐỊNH

-              Tất cả người bệnh khám mắt có tuổi từ 40 trở lên.

-              Người trẻ tuổi có những dấu hiệu nghi ngờ Glaucoma.

-              Tất cả các lần khám của bệnh nhân glaucoma

-              Người ruột thịt của người bệnh Glaucoma.

-              Chuẩn bị cho các phẫu thuật nội nhãn

-              Viêm màng bồ đào, chấn thương đụng dập

-              Cần kiểm tra nhãn áp sau mổ nội nhãn

III.     CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

-              Hầu như không có chống chỉ định tuyệt đối

IV.      CHUẨN BỊ

1.         Người thực hiện quy trình kỹ thuật:

-              Bác sỹ, Điều dưỡng hoặc Kỹ thuật viên đã được đào tạo chuyên khoa mắt và đo nhãn áp không tiếp xúc

2.         Phương tiện:

Dụng cụ: máy đo nhãn áp phụt hơi cầm tay Pulsair easyeye Keeler

§   Cắm điện cho máy

§   Bật nguồn máy (O -> I ) , máy sẽ sáng đèn nguồn , màn hình hiển thị “8.8” tức là máy đã được kích hoạt . Sau đó, màn hình dừng lại chỉ “0” – máy đã sẵn sàng

§   Nhấc máy cầm tay ra khỏi giá đỡ, tháo bỏ nắp đậy chống bụi màu cam ra khỏi ống kính trước

§   Khi máy cầm tay được nhấc khỏi giá đỡ thì 2 đèn led xanh phía trước sáng lên và máy bơm hơi cũng tự kích hoạt ( mất khoảng 2 giây cho việc bơm đầy hơi chuẩn bị cho kĩ thuật đo )

Dụng cụ hỗ trợ.

§   Hộp đựng rác thải y tế và rác thải tái chế.

§   Găng tay sạch

3.         Chuẩn bị người bệnh

-              KTV cần giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái và phải được cố định vị trí ổn định.Bởi vì nếu bệnh nhân cảm thấy bối rối hay lo sợ sẽ ảnh hưởng tới kết quả đo. KTV cần thực hiện theo sau :

§   Nhắc bệnh nhân tắt điện thoại di động

§   Chắc chắn để bệnh nhân trong tư thế thoải mái và thư dãn

§   Yêu cầu bệnh nhân tháo bỏ kính tiếp xúc hoặc kính đeo

-              Kiểm tra lại xem có đúng bệnh nhân cần đo nhãn áp không. Sau đó, ấn nút Demo để thử bệnh nhân biết cảm giác luồng hơi phụt khi đo

-              Trước khi thực hiện kĩ thuật, KTV cần :

§   Không đặt bệnh nhân và dụng cụ đo dưới ánh sáng trực tiếp ( vd: ánh sáng mặt trời)

§   Mắt bệnh nhân ở trạng thái mở to hết mức. Điều này giúp tránh được sai số do mi mắt đóng kín  trong quá trình thực hiện đo nhãn áp, cần cho bệnh nhân chớp mắt để bảo toàn phim nước mắt )

V.         CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.            Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra y lệnh

2.            Kiểm tra người bệnh: Hỏi tên bệnh nhân để kiểm tra lại xem có đúng không .

3.            Thực hiện kỹ thuật:

-               Máy được cài đặt tự động chọn đo mắt bên phải trước. Nếu KTV muốn chọn mắt trái thì ấn nút “Change eye “ trên máy cầm tay

-               Nhấc máy cầm tay, bơm đã sẵn sàng và 2 đèn led màu xanh đang chiếu sáng

-               Với khoảng cách khoảng 25cm (10inch), bắt đầu nhìn qua ống ngắm tay cầm để định vị mắt bệnh nhân

-               Từ từ di chuyển gần tới bệnh nhân, theo hướng định sẵn, tay còn lại đặt trên trán bệnh nhân để cố định mi

-               Tiếp tục di chuyển gần tới bệnh nhân hơn, 2 điểm sáng xanh xuất hiện. Khi tiến tới gần hơn nữa, 1 ánh sáng phản chiếu màu đỏ xuất hiện

-              Tiến tới gần chút nữa, khi cách khoảng 15mm sẽ xuất hiện 1 hình giống chiếc “ nơ bướm”.  Dừng lại cố định máy tại khoảng cách này – máy sẽ bắt đầu đo

-              Nếu KTV nhìn thấy hình dạng nhiều sợi tơ nhỏ thì di chuyển máy đo cầm tay về phía sau và thực hiện lại

-               Trong khi máy đang đo, KTV cần cố định máy – bệnh nhân – và khoảng cách không đổi với hình “nơ bướm “ trong khoảng vài giây để đảm bảo cho máy tự động đo nhiều lần (4 lần )

-              Nếu kết quả đọc không chính xác thì hiển thị 30+ tự động kích hoạt, chờ vài giây và thực hiện lại.

-              Nếu máy không thực hiện đo, nhắc lại các bước trên

-              Sau mỗi lần đo máy sẽ hiển thị kết quả trên màn hình và sau nhiều lần đo (4 lần) máy sẽ tự động tính chỉ số Nhãn áp trung bình – chính là chỉ số Nhãn áp của bệnh nhân ( chú ý là kết quả này có thế bị làm tròn lên  0.5 -> 1 mmHg )

-              Khi đã đo được kết quả  mắt P, tiếp tục thực hiện với mắt T còn lại ( chú ý nhấn nút “ change eye “ trên thiết bị cầm tay )

-              Ghi nhận lại kết quả nhãn áp đo được vào hồ sơ hoặc in ra .

VI.      THEO DÕI:

-              Theo dõi nhãn áp khi người bệnh có nhãn áp cao.

-              Theo dõi khi nhãn áp người bệnh không cao nhưng chê nh lệch nhiều giữa 2 mắt (trên 5-7mmHg)

VII.   XỬ TRÍ TAI BIẾN:

-              Kích thích giác mạc mắt khi bị luồng hơi tác động (cảm giác bỏng rát mắt khi bị kích ứng bởi luồng hơi,oxy hoặc khí nitrous oxide

 

 

                                           28.  KHÂU PHỤC HỒI BỜ MI

I. ĐẠI CƯƠNG

Khâu vết thương mi là một phẫu thuật cấp cứu để phục hồi chức năng và giải phẫu của mi mắt. Vết thương mi xử lý sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện tốt cho quá trình làm sẹo vết thương.

II. CHỈ ĐỊNH

Vết thương mi gây chảy máu và có nguy cơ gây biến dạng mi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có kèm đa chấn thương hoặc chấn thương toàn thân có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng cần được ưu tiên cho cấp cứu toàn thân trước khi xử lý vết thương mi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

- Hiển vi phẫu thuật và bộ dụng cụ vi phẫu.

- Bộ dụng cụ trung phẫu, các loại chỉ tiêu, chỉ không tiêu (thường dùng 6-0 nilon, 5-0 vicryl, 6-0 vicryl).

3. Người bệnh

- Khám mắt toàn diện: theo mẫu chung.

- Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Gây tê tại chỗ hoặc gây mê

3.2. Kỹ thuật

Kiểm tra tổn thương, dùng kẹp phẫu tích gắp hết dị vật trong vết thương nếu có, cắt lọc các tổ chức hoại tử.

Các dị vật nhỏ, ở sâu có thể rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già.

Kiểm kê, đánh giá mức độ tổn thương tại mi mắt.

Trường hợp vết thương mi đi hết chiều dày và có rách bờ tự do mi: trước tiên khâu phục hồi giải phẫu bờ mi bằng 2 mũi chỉ không tiêu: 1 mũi đi qua hàng chân lông mi, 1 mũi đi qua đường xám (tương đương với vị trí tuyến bờ mi). Sử dụng chỉ 6-0 không tiêu. Tiếp theo khâu lớp kết mạc và sụn mi bằng chỉ tiêu với đầu chỉ nằm trong chiều dày vết thương. Khâu lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu. Sau cùng đóng lớp da bằng chỉ 6-0.

Kết thúc phẫu thuật: tra dung dịch betadin 5% hoặc 10%, mỡ kháng sinh, băng mắt.

Cắt chỉ da mi sau 7- 10 ngày.

VI. THEO DÕI

Tình trạng mi: mi khép, hở hay biến dạng.

Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương.

Tình trạng phục hồi giải phẫu mi tốt hay xấu.

Điều trị nội khoa:

Tại chỗ: tra kháng sinh tại chỗ + corticoid (Ví dụ: maxitrol 4l/ngày).

Toàn thân: kháng sinh uống toàn thân (Ví dụ: zinnat 0,25g x 2 viên /ngày, người lớn).

Giảm phù, chống viêm (Ví dụ: amitase 10mg, 4 viên /ngày).

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

Chảy máu: do cầm máu không tốt, có thể băng ép; trường hợp chảy máu nhiều có thể mở lại vết phẫu thuật, cầm máu bằng đốt điện hoặc buộc chỉ nút mạch.

Nhiễm khuẩn hoặc áp xe mi: hay gặp trên vết thương bẩn, còn sót nhiều dị vật: cần điều trị kháng sinh mạnh phối hợp. Tại vết thương có thể chích áp xe tạo đường thoát mủ ra ngoài. Trường hợp rò mủ dai dẳng có thể do nguyên nhân còn sót dị vật: cần kiểm tra lại vết thương, tìm dị vật và làm sạch lại vết thương trước khi đóng mép khâu lại.

                      

 

                               29.   XỬ LÝ VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG MẮT
I. ĐẠI CƯƠNG
Khâu vết thương mi là một phẫu thuật cấp cứu để phục hồi chức năng và
giải phẫu của mi mắt. Vết thương mi xử lý sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm
khuẩn và tạo điều kiện tốt cho quá trình làm sẹo vết thương.
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương mi gây chảy máu và có nguy cơ gây biến dạng mi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có kèm đa chấn thương hoặc chấn thương toàn thân có khả
năng ảnh hưởng đến tính mạng cần được ưu tiên cho cấp cứu toàn thân trước khi
xử lý vết thương mi.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Hiển vi phẫu thuật và bộ dụng cụ vi phẫu.
- Bộ dụng cụ trung phẫu, các loại chỉ tiêu, chỉ không tiêu (thường dùng 6-
0 nilon, 5-0 vicryl, 6-0 vicryl).
3. Người bệnh
- Khám mắt toàn diện: theo mẫu chung.
- Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định chung của Bộ Y tế.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm

Gây tê tại chỗ hoặc gây mê
3.2. Kỹ thuật
Kiểm tra tổn thương, dùng kẹp phẫu tích gắp hết dị vật trong vết thương
nếu có, cắt lọc các tổ chức hoại tử.
Các dị vật nhỏ, ở sâu có thể rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc nước
oxy già.
Kiểm kê, đánh giá mức độ tổn thương tại mi mắt. Nguyên tắc khâu phục
hồi vết thương mi.
Trường hợp đứt dây chằng mi trong phải khâu phục hồi trước tiên bằng
chỉ 6-0 không tiêu.
Trường hợp vết thương mi không đi hết chiều dày mi: lần lượt khâu các
lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu 6-0 hoặc 7-0; khâu da mi bằng
chỉ 6-0 không tiêu.
Trường hợp vết thương mi đi hết chiều dày và có rách bờ tự do mi: trước
tiên khâu phục hồi giải phẫu bờ mi bằng 2 mũi chỉ không tiêu: 1 mũi đi qua
hàng chân lông mi, 1 mũi đi qua đường xám (tương đương với vị trí tuyến bờ
mi). Sử dụng chỉ 6-0 không tiêu. Tiếp theo khâu lớp kết mạc và sụn mi bằng chỉ
tiêu với đầu chỉ nằm trong chiều dày vết thương. Khâu lớp cơ vòng mi và tổ
chức dưới da bằng chỉ tiêu. Sau cùng đóng lớp da bằng chỉ 6-0.
Trường hợp vết thương mi đi vào tổ chức hốc mắt: Có thể cắt lọc tổ chức
mỡ hốc mắt bẩn, bám dính dị vật. Khâu phục hồi vách ngăn hốc mắt bằng chỉ
tiêu, sau đó các bước xử lý tiếp theo tương tự như với vết thương mi đi hết chiều
dày.
Trường hợp có tổn thương xương hốc mắt có thể lấy bỏ các mảnh xương
nhỏ, sau đó khâu vết thương mi.
Kết thúc phẫu thuật: tra dung dịch betadin 5% hoặc 10%, mỡ kháng sinh,
băng mắt.
Cắt chỉ da mi sau 7- 10 ngày.
VI. THEO DÕI

Tình trạng mi: mi khép, hở hay biến dạng.
Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương.
Tình trạng phục hồi giải phẫu mi tốt hay xấu.
Điều trị nội khoa:
Tại chỗ: tra kháng sinh tại chỗ + corticoid (Ví dụ: maxitrol 4l/ngày).
Toàn thân: kháng sinh uống toàn thân (Ví dụ: Bio- dacef 0,25g x 2 viên
/ngày, người lớn).
Giảm phù, chống viêm (Ví dụ:Statrypsine 4,2mg, 4 viên /ngày).
VII. XỬ LÝ TAI BIẾN
Chảy máu: do cầm máu không tốt, có thể băng ép; trường hợp chảy máu
nhiều có thể mở lại vết phẫu thuật, cầm máu bằng đốt điện hoặc buộc chỉ nút
mạch.
Nhiễm khuẩn hoặc áp xe mi: hay gặp trên vết thương bẩn, còn sót nhiều
dị vật: cần điều trị kháng sinh mạnh phối hợp. Tại vết thương có thể chích áp xe
tạo đường thoát mủ ra ngoài. Trường hợp rò mủ dai dẳng có thể do nguyên nhân
còn sót dị vật: cần kiểm tra lại vết thương, tìm dị vật và làm sạch lại vết thương
trước khi đóng mép khâu lại.

 


                               30.    KHÂU DA MI ĐƠN GIẢN
I. ĐẠI CƯƠNG
Khâu vết thương mi là một phẫu thuật cấp cứu để phục hồi chức năng và
giải phẫu của mi mắt. Vết thương mi xử lý sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm
khuẩn và tạo điều kiện tốt cho quá trình làm sẹo vết thương.
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương mi gây chảy máu và có nguy cơ gây biến dạng mi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có kèm đa chấn thương hoặc chấn thương toàn thân có khả
năng ảnh hưởng đến tính mạng cần được ưu tiên cho cấp cứu toàn thân trước khi
xử lý vết thương mi.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Hiển vi phẫu thuật và bộ dụng cụ vi phẫu.
- Bộ dụng cụ trung phẫu, các loại chỉ tiêu, chỉ không tiêu (thường dùng 6-
0 nilon, 5-0 vicryl, 6-0 vicryl).
3. Người bệnh
- Khám mắt toàn diện: theo mẫu chung.
- Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định chung của Bộ Y tế.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây tê tại chỗ hoặc gây mê

3.2. Kỹ thuật
Kiểm tra tổn thương, dùng kẹp phẫu tích gắp hết dị vật trong vết thương
nếu có, cắt lọc các tổ chức hoại tử.
Các dị vật nhỏ, ở sâu có thể rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc nước
oxy già.
Kiểm kê, đánh giá mức độ tổn thương tại mi mắt.
Nguyên tắc khâu phục hồi vết thương mi:
Trường hợp đứt dây chằng mi trong phải khâu phục hồi trước tiên bằng
chỉ 6-0 không tiêu.
Trường hợp vết thương mi không đi hết chiều dày mi: lần lượt khâu các
lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu 6-0 hoặc 7-0; khâu da mi bằng
chỉ 6-0 không tiêu.
Trường hợp vết thương mi đi hết chiều dày và có rách bờ tự do mi: trước
tiên khâu phục hồi giải phẫu bờ mi bằng 2 mũi chỉ không tiêu: 1 mũi đi qua
hàng chân lông mi, 1 mũi đi qua đường xám (tương đương với vị trí tuyến bờ
mi). Sử dụng chỉ 6-0 không tiêu. Tiếp theo khâu lớp kết mạc và sụn mi bằng chỉ
tiêu với đầu chỉ nằm trong chiều dày vết thương. Khâu lớp cơ vòng mi và tổ
chức dưới da bằng chỉ tiêu. Sau cùng đóng lớp da bằng chỉ 6-0.
Trường hợp vết thương mi đi vào tổ chức hốc mắt: Có thể cắt lọc tổ chức
mỡ hốc mắt bẩn, bám dính dị vật. Khâu phục hồi vách ngăn hốc mắt bằng chỉ
tiêu, sau đó các bước xử lý tiếp theo tương tự như với vết thương mi đi hết chiều
dày.
Trường hợp có tổn thương xương hốc mắt có thể lấy bỏ các mảnh xương
nhỏ, sau đó khâu vết thương mi.
Kết thúc phẫu thuật: tra dung dịch betadin 5% hoặc 10%, mỡ kháng sinh,
băng mắt.
Cắt chỉ da mi sau 7- 10 ngày.
VI. THEO DÕI
Tình trạng mi: mi khép, hở hay biến dạng

Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương.
Tình trạng phục hồi giải phẫu mi tốt hay xấu.
Điều trị nội khoa:
Tại chỗ: tra kháng sinh tại chỗ + corticoid (Ví dụ: maxitrol 4l/ngày).
Toàn thân: kháng sinh uống toàn thân (Ví dụ: zinnat 0,25g x 2 viên /ngày,
người lớn).
Giảm phù, chống viêm (Ví dụ: amitase 10mg, 4 viên /ngày).
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
Chảy máu: do cầm máu không tốt, có thể băng ép; trường hợp chảy máu
nhiều có thể mở lại vết phẫu thuật, cầm máu bằng đốt điện hoặc buộc chỉ nút
mạch.
Nhiễm khuẩn hoặc áp xe mi: hay gặp trên vết thương bẩn, còn sót nhiều
dị vật: cần điều trị kháng sinh mạnh phối hợp. Tại vết thương có thể chích áp xe
tạo đường thoát mủ ra ngoài. Trường hợp rò mủ dai dẳng có thể do nguyên nhân
còn sót dị vật: cần kiểm tra lại vết thương, tìm dị vật và làm sạch lại vết thương
trước khi đóng mép khâu lại.

               

                               31.    KHÂU PHỦ KẾT MẠC
I. ĐẠI CƯƠNG
Khâu vết thương giác củng mạc là bước cấp cứu ban đầu quan trọng nhằm
đóng kín vết thương, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Xử trí tốt vết thương giác
củng mạc tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xử trí tiếp theo đồng thời có thể
hạn chế được các biến chứng cho mắt chấn thương cũng như mắt lành.
II. CHỈ ĐỊNH
Chấn thương rách giác mạc, củng mạc hoặc giác củng mạc, hai mép vết
thương không kín.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối. Chống chỉ định tương đối trong các
trường hợp:
- Mắt mất chức năng hoàn toàn, vỡ nhãn cầu trầm trọng, khâu bảo tồn rất
khó khăn, nguy cơ nhiễm trùng, nhãn viêm giao cảm cao.
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Máy hiển vi phẫu thuật.
- Bộ dụng cụ vi phẫu thuật.
- Chỉ liền kim nilon 10-0 đối với vết thương giác mạc, nilon 9-0 và vicryl
7/0 đối với vết thương củng mạc.
3. Người bệnh
- Khai thác bệnh sử và đánh giá tổn thương.
- Giải thích rõ cho người bệnh về tiên lượng, mục đích của phẫu thuật và
các biến chứng có thể gặp trong và sau phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định chung của Bộ Y tế.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Gây tê tại chỗ
- Gây mê đối với trẻ em hoặc người không có khả năng phối hợp để phẫu
thuật hoặc các trường hợp vỡ nhãn cầu nặng để tránh phòi kẹt thêm các tổ chức
nội nhãn.
3.2. Kỹ thuật
3.2.1. Nguyên tắc chung
- Làm sạch mép vết thương.
- Xử trí các tổ chức phòi kẹt.
- Đặt lại tổ chức theo đúng bình diện giải phẫu.
- Khâu kín vết thương.
3.2.2. Kỹ thuật khâu
- Cố định 2 mi bằng đặt chỉ 2 bờ mi hoặc dùng vành mi tự động để bộc lộ
nhãn cầu.
- Làm sạch mép vết thương: gắp bỏ sạch các chất xuất tiết, dị vật bẩn bám
mép vết thương.
- Tách dính mống mắt: dùng spatul tách dính giữa mống mắt và bờ vết
thương, đặc biệt là bờ sau.
- Vết thương củng mạc cần phẫu tích kết mạc, tenon che phủ vết thương:
+ Bóc tách kết mạc (cả tenon và tổ chức thượng củng mạc) từ trước ra
sau, vừa bóc tách vừa bộc lộ vết thương.
+ Bóc tách kết mạc tới đâu, khâu vết thương tới đó để hạn chế phòi kẹt
thêm tổ chức nội nhãn.
- Xử trí các tổ chức phòi kẹt: cắt lọc hết sức hạn chế
+ Mống mắt
              • Người bệnh đến sớm, mống mắt sạch chưa bị hoại tử, có thể đẩy lại
mống mắt vào trong tiền phòng.
• Người bệnh đến muộn mống mắt đã bị hoại tử, cần cắt bỏ.
+ Thể mi: cần hết sức bảo tồn. Chỉ cắt bỏ thể mi hết sức tiết kiệm khi thể
mi bị hoại tử, hóa mủ.
+ Thủy tinh thể đục vỡ: lấy phần thủy tinh thể kẹt dính vào mép rách giác
mạc. Phần thủy tinh thể còn lại sẽ được xử trí thì 2.
+ Dịch kính: cắt bỏ phần dịch kính phòi kẹt ra ngoài mép rách giác mạc.
Hạn chế tối đa làm thoát thêm dịch kính.
+ Võng mạc kẹt nên được bảo tồn tối đa và đẩy qua mép vết thương vào
trong nội nhãn.
VI. THEO DÕI
- Hậu phẫu cần theo dõi các dấu hiệu sau đây:
+ Mép vết thương: có phù nề không? Có kín không? Có kẹt hay dính các
tổ chức nội nhãn vào mép khâu giác mạc không?
+ Tiền phòng: sâu, nông hay xẹp tiền phòng? Tiền phòng xẹp có thể do hở
mép phẫu thuật hoặc do thủy tinh thể đục căng phồng hay lệch thủy tinh thể ra
trước.
+ Các dấu hiệu của xuất huyết nội nhãn.
+ Các dấu hiệu của viêm màng bồ đào và nhiễm trùng.
+ Hiện tượng tăng sinh dịch kính võng mạc và bong võng mạc.
- Điều trị hậu phẫu (xem thêm ở phần hướng dẫn điều trị).
+ Kháng sinh chống nhiễm trùng: kháng sinh liều cao, phổ rộng. Tra mắt,
tiêm cạnh nhãn cầu, tiêm dưới kết mạc, uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Nếu
có viêm nội nhãn, có thể tiêm kháng sinh nội nhãn.
+ Chống viêm bằng các thuốc kháng viêm nhóm steroid và non - steroid.
Đường dùng: tra mắt, tiêm dưới kết mạc, tiêm cạnh nhãn cầu, uống hoặc tiêm
tĩnh mạch.
+ Dãn đồng tử chống dính.
+ Tăng cường dinh dưỡng giác mạc và nâng cao thể trạng.
+ Điều trị tiêu máu nếu có xuất huyết nội nhãn.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Xuất huyết: do cắt hoặc khâu phải các tổ chức còn sống như mống mắt,
thể mi, hắc mạc. Xử trí.
+ Bơm adrenalin đã pha loãng tỷ lệ 1/3 vào tiền phòng phối hợp với bơm
bóng hơi to vào tiền phòng.
+ Nếu máu vẫn không cầm, đốt điện đông điểm chảy máu hoặc bơm chất
nhày vào tiền phòng để cầm máu.
- Không tái tạo được tiền phòng.
+ Do khâu dính mống mắt vào giác mạc, nếu có cần khâu lại.
+ Do thể thủy tinh đục vỡ trương lên, cần lấy thủy tinh thể mới tái tạo
được tiền phòng.
- Xuất huyết tống khứ: là biến chứng đáng sợ nhất. Thường xảy ra khi
nhãn cầu vỡ rộng, phòi kẹt nhiều tổ chức nội nhãn, cơ địa người bệnh tăng nhãn
áp. Nếu người bệnh được phẫu thuật gây mê, nên cố gắng hạ thấp huyết áp
người bệnh đến mức tối thiểu. Khâu kín vết thương giác củng mạc càng nhanh
càng tốt (có thể không đúng bình diện hoặc có kẹt các tổ chức nội nhãn., các vấn
đề này có thể được xử trí thì sau).
       Châu Đức ngày 03 tháng 05 năm 2021

                            

                             32.    KHÂU VẾT THƯƠNG KẾT MẠC
I. ĐẠI CƯƠNG
Khâu vết thương kết mạc là bước cấp cứu ban đầu quan trọng nhằm đóng
kín vết thương, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
II. CHỈ ĐỊNH
Chấn thương rách kết mạc
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối. Chống chỉ định tương đối trong các
trường hợp:
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Máy hiển vi phẫu thuật.
- Bộ dụng cụ vi phẫu thuật.
- Chỉ liền kim nilon 9-0 ,10-0
3. Người bệnh
- Khai thác bệnh sử và đánh giá tổn thương.
- Giải thích rõ cho người bệnh về tiên lượng, mục đích của phẫu thuật và
các biến chứng có thể gặp trong và sau phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định chung của Bộ Y tế.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Gây tê tại chỗ
- Gây mê đối với trẻ em hoặc người không có khả năng phối hợp để phẫu
thuật
3.2. Kỹ thuật
- Đặt vành mi để bộc lộ vết rách kết mạc
- Làm sạch mép vết thương.
- Khâu mũi rời hoặc khâu vắt.
- Tra dung dịch sát khuẩn, dung dịch gây tê bề mặt, mỡ kháng sinh.
- Băng mắt.
VI. THEO DÕI
- Đánh giá tình trạng người bệnh, theo dõi phát hiện những dấu hiệu bất
thường báo bác sĩ để xử trí kịp thời.
- Hướng dẫn Tra thuốc, uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Chảy máu: băng ép hoặc đốt cầm máu

                                 33. CẮT CHỈ KHÂU KẾT MẠC
I
. ĐẠI CƯƠNG
Cắt chỉ khâu kết mạc đúng thời điểm giúp cho kết mạc liền tốt,làm giảm
cảm giác cộm,đau của người bệnh
II. CHỈ ĐỊNH
- Vết khâu kết mạc đã liền tốt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Những bệnh toàn thân chưa cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa mắt
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ cắt chỉ kết mạc
- Thuốc: thuốc gây tê bề mặt; Dung dịch betadin 5%, 10%; Mỡ kháng
sinh.
3. Người bệnh
- Giải thích cho người bệnh và gia đình trước khi làm thủ thuật.
- Tiền sử huyết áp.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định của Bộ Y tế.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây tê tại chỗ.
3.2. Kỹ thuật
- Đặt vành mi
- Sử dụng kim bơm tiêm 1ml cắt đứt chỉ
- Dùng phanh vi phẫu kẹp và rút sợi chỉ ra
- Tra dung dịch sát khuẩn, dung dịch gây tê bề mặt, mỡ kháng sinh.
VI. THEO DÕI
- Đánh giá tình trạng người bệnh, theo dõi phát hiện những dấu hiệu bất
thường báo bác sĩ để xử trí kịp thời.
- Hướng dẫn người bệnh tra thuốc, uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Nhiễm khuẩn: sử dụng kháng sinh toàn thân.
                             

  34.CẮT CHỈ KHÂU DA MI ĐƠN GIẢN;CẮT CHỈ KHÂU DA; CẮT CHỈ SAU PHẪU THUẬT SỤP MI.


I. ĐẠI CƯƠNG
Cắt chỉ khâu da; da mi, sau phẫu thuật sụp mi đúng thời điểm giúp cho da mi liền tốt,sẹo liền đẹp
hơn
II. CHỈ ĐỊNH
- Vết khâu da mi đã liền tốt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Những bệnh toàn thân chưa cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa mắt
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ cắt chỉ da mi
- Thuốc: Dung dịch betadin 5%, 10%;
3. Người bệnh
- Giải thích cho người bệnh và gia đình trước khi làm thủ thuật.
- Tiền sử huyết áp.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định của Bộ Y tế.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
.- Sát khuẩn vùng vết khâu da mi bằng dung dịch betadin 5%.
- Dùng phanh kẹp chỉ,kéo cắt đứt chỉ khâu
- Dùng phanh kẹp và rút sợi chỉ ra
-. Sát khuẩn vùng vết khâu da mi bằng dung dịch betadin 5%.
VI. THEO DÕI
Đánh giá tình trạng người bệnh, theo dõi phát hiện những dấu hiệu bất
thường báo bác sĩ để xử trí kịp thời.
- Hướng dẫn người bệnh tra thuốc, uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Nhiễm khuẩn: sử dụng kháng sinh toàn thân.

                       

 

                                35. CẮT CHỈ KHÂU GIÁC MẠC
I. ĐẠI CƯƠNG
Cắt chỉ khâu giác mạc đúng thời điểm giúp cho giác mạc liền tốt,làm giảm
cảm giác cộm,đau của người bệnh
II. CHỈ ĐỊNH
- Vết khâu giác mạc đã liền tốt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Những bệnh toàn thân chưa cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa mắt
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ cắt chỉ giác mạc
- Thuốc: thuốc gây tê bề mặt; Dung dịch betadin 5%, 10%; Mỡ kháng
sinh.
3. Người bệnh
- Giải thích cho người bệnh và gia đình trước khi làm thủ thuật.
- Tiền sử huyết áp.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định của Bộ Y tế.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây tê tại chỗ.
3.2. Kỹ thuật
- Đặt vành mi
- Sử dụng kim bơm tiêm 1ml cắt đứt chỉ

- Dùng phanh vi phẫu kẹp và rút sợi chỉ ra
- Tra dung dịch sát khuẩn, dung dịch gây tê bề mặt, mỡ kháng sinh.
VI. THEO DÕI
- Đánh giá tình trạng người bệnh, theo dõi phát hiện những dấu hiệu bất
thường báo bác sĩ để xử trí kịp thời.
- Hướng dẫn người bệnh tra thuốc, uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Nhiễm khuẩn: sử dụng kháng sinh toàn thân.

 

 

 

 

36. QUY TRÌNH SOI GÓC TIỀN PHÒNG

 

I.            ĐẠI CƯƠNG:

Góc tiền phòng được cấu tạo bởi thành trước thuộc giác mạc, thành sau thuộc mống mắt và đỉnh góc tương ứng với thể mi. Soi góc tiền phòng là quan sát cấu trúc của góc tiền phòng và đánh giá độ mở của góc, giúp chẩn đoán và điều trị Glaucoma.

II.        CHỈ ĐỊNH:

-              Tiền sử glaucoma, mất thị trường hay tổn thương đĩa thị.

-              Tiền sử chấn thương đụng giập, hay dị vật nội nhãn.

-              Đái tháo đường hay bệnh võng mạc ĐTĐ, U nội nhãn, mắt viễn thị,  hội chứng giả bong bao, tắc động tĩnh mạch võng mạc, xuất huyết tiền phòng.

-              Trước khi thực hiện phẩu thuật đục thủy tinh thể, trước khi cắt mông chu biên.

III.     CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

-              Mắt viêm loét giác mạc.

-              Mắt đang viêm kết mạc cấp.

-              Bệnh nhân không đồng ý hợp tác.

IV.     CHUẨN BỊ:

1.                     Cán bộ thực hiện: Bác sỹ chuyên khoa mắt được đào tạo kỹ thuật soi góc tiền phòng.

2.          Phương tiện: Kính Goldman 1, 3, 4 gương ; kính Zeiss, chất nhầy; Kính sinh hiển vi.

3.                     Chuẩn bị người bệnh: Hướng dẫn người bệnh, giải thích qui trình, soi góc tiền phòng.

4.          Hồ sơ bệnh án: bệnh án ngoại trú hay sổ khám bệnh.

V.         CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

-              Nhỏ thuốc tê Tetracain 1% vào mắt cần soi góc, ít nhất 2 lần cách nhau 1-3 phút.

-              Bệnh nhân ngồi và đặt cằm vào trước Sinh hiển vi theo hướng dẫn của bác sỹ.

-              Bác sỹ cho nhầy vào kính soi góc và đặt vào giác mạc.

-              Quan sát, đánh giá cấu trúc của góc tiền phòng và độ mở của góc tiền phòng.

VI.     THEO DÕI:

-              Theo dõi độ mở của góc tiền phòng và đánh giá cấu trúc của góc tiền phòng.

VII.  TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ:

-              Trầy giác mạc, thường do thao tác không đúng, thô bạo hoặc khe mi hẹp: xử trí tra pd Oflovid, băng mắt, nhỏ kháng sinh và nước mắt nhân tạo.

-              Viêm kết mạc cấp do không vệ không đảm bảo vô trùng dụng cụ và tay người thực hiện làm lây nhiễm chéo. Xử trí kháng sinh tại chỗ và toàn thân

 

 

37. QUY TRÌNH KHÁM KHÔ MẮT BẰNG TEST SCHIMER

 

I.            ĐẠI CƯƠNG

-               Là sử dùng một băng  giấy thấm  định lượng nước mắt  trong cùng đồ để đánh giá tình trạng khô mắt, rất có giá trị trong trường hợp triệu chứng không điển hình

-               Test có thể được tiến hành với thuốc tê hoặc không. Về lý thuyết, khi làm test không có thuốc tê sẽ đo được lượng nước mắt toàn phần ( bào gồm nước mắt cơ bản và nước mắt phản xạ), trong khi với thuốc tê sẽ chỉ cho kết quả về lượng nước mắt  cơ bản. Tuy vậy, trên thực tế việc sử dụng thuốc gây tê bề mặt chỉ làm giảm chứ không triệt tiêu hoàn toàn nước mắt phản xạ.

-               Test Schimer có 3 loại:

+    Loại I: Đo nước mắt tiết chế cơ bản và phản xạ

+    Loại II (Test Jones) Đo nước mắt tiết chế cơ bản, phải tê bề mặt nhãn cầu bằng Tetracain nhằm loại trừ nước mắt tiết chế

+    Loại III: Đo chế tiết nước mắt phản xạ, nên phải kích thích niêm mạc mũi bằng que tăm bông

II.        CHỈ ĐỊNH

-                Người bệnh nghi ngờ khô mắt

III.      CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không

IV.      CHUẨN BỊ:

1.         Cán bộ thực hiện: Bác sỹ hoặc điều dưỡng chuyên khoa mắt.

2.         Phương tiện:

-              Tăm bông, gòn gạc vô khuẩn. Găng tay sạch

-              Băng giấy thấm chuyên dụng  Strip Whatman có kích thước 5x 35 mm

-              Dung dịch thuốc tê Tetracain 1%

-              Máy sinh hiển vi khám mắt- Slit laem

-              Đồng hồ bấm giây

3.         Chuẩn bị người bệnh:

-              Hướng dẫn người bệnh, giải thích qui trình, động viên phối hợp thực hiện.

-              Tư thế người bệnh: Nằm ngửa trên bàn hoặc ngồi ngửa đầu, mắt nhìn thẳng lên trần nhà.

V.         CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1.          Kiểm tra hồ sơ.  Có chỉ định làm test trên hồ sơ hoặc sổ khám

2.          Kiểm tra người bệnh

3.          Thực hiện kỹ thuật: Cách làm test như sau:

-              Thấm khô mắt, gập băng giấy thấm khoảng 5mm từ phía đầu giấy và đặt nhẹ vào khoảng giữa 1/3 giữa và ngoài cùng đồ dưới

-              Yêu cầu bệnh nhân giữ cho mắt mở và chỉ chớp khi cần thiết

-              Sau 5 phút nhấc băng giấy và đo độ dài phần băng bị thấm ướt.

Lưu ý: Đối với Test Schimer II thì trước khi thực hiện cần tê bề mặt. Và đối với Test Schimer III thì kích thích niêm mạc mũi bằng tăm bông sau khi nhuộm giác mạc

VI.     THEO DÕI: Đánh giá kết quả

-               Test Schimer I: Bình thường > 15mm, Nghi ngờ 10- 15mm, Thiểu năng nước mắt <10mm

-               Test Schimer II: Bình thường > 5mm, Khô mắt < 5mm

-               Test Schimer III: Bình thường > 15mm, Khô mắt < 15mm

VII.  TAI BIẾN VÀ XỨ TRÍ:

-               Không có tai biến, khi người bệnh lo lắng thì phải động viên giải thích cho người bệnh hiểu để người bệnh phối hợp cho tốt.


 38.  QUY TRÌNH KHÁM KHÔ MẮT BẰNG TEST

BREAK UP TIME (BUT)

 

I.            ĐẠI CƯƠNG:

-               Là sử dụng Fluoresein 10% để nhuộm giác mạc đánh giá thời gian vỡ phim nước mắt (BUT) đánh giá sự bền vững của phim nước mắt.

-               Test có giá trị chẩn đoán sớm khô mắt ngay khi có biến đổi của các thành phần film nước mắt, đặc biệt khi có suy giảm chức năng của tuyến nhày

-               Ngoài ra giá trị của BUT còn giảm trong chu kỳ kinh nguyệt, khi tra thuốc tê, thuốc mỡ hoặc thuốc có chất bảo quản. Và tăng khi tra nước mắt nhân tạo 

II.        CHỈ ĐỊNH:  Người bệnh nghi ngờ khô mắt

III.     CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

IV.     CHUẨN BỊ:

1.          Cán bộ thực hiện: Bác sỹ, điều dưỡng chuyên khoa mắt.

2.          Phương tiện:

-              Tăm bông, gòn gạc vô khuẩn. Găng tay sạch

-              Thuốc nhuộm Fluoresein 10%

-              Đồng hồ bấm giây

-              Máy sinh hiển vi khám mắt

3.          Chuẩn bị người bệnh:

-              Hướng dẫn người bệnh, giải thích qui trình, động viên phối hợp thực hiện.

-              Tư thế người bệnh: Ngồi ngửa đầu, mắt nhìn thẳng lên trần nhà để nhỏ thuốc. Sau đó ngồi tỳ cằm để đánh giá trên kính sinh hiển vi

4.          Hồ sơ bệnh án: theo qui định cảu Bộ Y tế.

V.         CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1.          Kiểm tra hồ sơ.  Y lệnh trên hồ sơ bệnh án

2.          Kiểm tra người bệnh. Đã chuẩn bị và ngồi đúng tư thế

3.          Thực hiện kỹ thuật:

-              Nhỏ 01 giọtfluorescein 10%  vào cùng đồ dưới mắt cần khám của bệnh nhân

-              Yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt khoảng 10 giây để thuốc tráng đều trên bề mặt, sau đó mở mắt, nhìn vào sinh hiển vi để khám.  Bác sỹ một tay cầm đồng hồ bấm giây, một tay sử dụng sinh hiển vi với ánh sáng xanh quét trên bề mặt giác mạc.

VI.     THEO DÕI-  ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:

-               Theo dõi khoảng thời gian đến khi xuất hiện đốm đen hoăc vệt đen đầu tiên trên bề mặt giác mạc xanh bóng thì bấm đồng hồ và đọc kết quả.

-               Bình thường thời gian vỡ phim nước mắt kéo dài trên 10 giây, khi nó xuống dưới 10 giây là khô mắt.

VII.  TAI BIẾN VÀ XỨ TRÍ:

-               Không có tai biến, khi người bệnh lo lắng thì phải động viên giải thích cho người bệnh hiểu để người bệnh phối hợp cho tốt.

 

    Giám Đốc                                                                                          Trưởng khoa


 

tin mới
Đăng nhập

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHÂU ĐỨC

Địa điểm:  Số 31 Điện Biên Phủ, Khu Phố Vinh Thanh, Thị Trấn Ngãi Giao, Huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu

Điện thoại:  02543.881.865     Fax:02543.881.865

Email : trungtamytechauduc@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100086782958955&locale=vi_VN

 

Quản trị :  (Trần Đăng Khoa )

Xem thêm
Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 53
  • Trong tuần: 582
  • Tất cả: 21137