NHỔ RĂNG VĨNH VIỄN
I. ĐẠI CƯƠNG
Răng vĩnh viễn có chỉ định nhổ là tình trạng thường gặp trên lâm sàng để loại bỏ các răng bệnh lý không thể điều trị bảo tồn được hoặc để điều trị nắn chỉnh các răng lệch lạc.
II. CHỈ ĐỊNH
- Các răng có bệnh quanh răng nặng không thể điều trị bảo tồn được.
- Các răng sâu mất nhiều mô cứng không còn khả năng bảo tồn.
- Các răng lung lay quá mức không điều trị bảo tồn được.
- Các răng thừa.
- Răng mọc lạc chỗ
- Các răng bị chấn thương mất mô cứng vùng thân răng hoặc gãy chân răng không điều trị bảo tồn được.
- Các răng có chỉ định nhổ để nắn chỉnh răng, phục hình răng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép nhổ răng.
- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng hàm mặt .
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1. Dụng cụ
- Ghế máy nha khoa
- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.
2.2. Thuốc
- Thuốc tê.
- Thuốc sát khuẩn.
- Dung dịch bơm rửa.
- Vật liệu cầm máu.
- Bông, gạc vô khuẩn.
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và vùng răng cần điều trị.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Sát khuẩn
- Gây tê tại chỗ
- Tách nếp niêm mạc và dây chằng quanh răng bằng cây bóc tách.
- Dùng bẩy tách chân răng với xương ổ răng.
- Dùng kìm thích hợp lấy răng ra khỏi ổ răng.
- Kiểm soát huyệt ổ răng.
- Sửa chữa và tạo hình xương ổ răng nếu cần.
- Cầm máu.
NHỔ RĂNG VĨNH VIỄN LUNG LAY
I. ĐẠI CƯƠNG
Nhổ răng vĩnh viễn lung lay để loại bỏ các răng không còn chức năng ăn nhai hoặc loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng trong khoang miệng.
II. CHỈ ĐỊNH
- Răng lung lay quá mức không còn chức năng ăn nhai
- Răng có bệnh lý vùng quanh răng không còn khả năng điều trị bảo tồn
- Các trường hợp sang chấn không có chỉ định bảo tồn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1. Dụng cụ
- Ghế máy nha khoa
- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.
2.2. Thuốc
- Thuốc tê.
- Thuốc sát khuẩn.
- Dung dịch bơm rửa.
- Vật liệu cầm máu.
- Bông, gạc vô khuẩn.
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và vùng răng cần điều trị.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Sát khuẩn
- Gây tê tại chỗ
- Tách nếp niêm mạc
- Dùng kìm phù hợp lấy răng ra khỏi huyệt ổ răng.
- Kiểm soát huyệt ổ răng
- Cầm máu
NHỔ RĂNG THỪA
I. ĐẠI CƯƠNG
Các răng thừa thường không có chức năng và còn gây ảnh hưởng thẩm mỹ, là nguyên nhân làm lệch lạc răng và rối loạn khớp cắn.Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp cần nhổ bỏ các răng thừa.
II. CHỈ ĐỊNH
- Răng thừa không có chức năng thay thế răng khác
- Răng thừa mọc ngoài cung răng
- Răng thừa có hình thể bất thường gây ảnh hưởng thẩm mỹ
- Răng thừa là nguyên nhân gây lệch lạc răng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép nhổ răng.
- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng hàm mặt .
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1. Dụng cụ
- Ghế máy nha khoa
- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.
2.2. Thuốc
- Thuốc tê.
- Thuốc sát khuẩn.
- Dung dịch bơm rửa.
- Vật liệu cầm máu.
- Bông, gạc vô khuẩn.
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và vùng răng cần điều trị.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Sát khuẩn
- Gây tê tại chỗ
- Tách nếp niêm mạc và dây chằng quanh răng bằng cây bóc tách.
- Dùng bẩy tách chân răng với xương ổ răng.
- Dùng kìm thích hợp lấy răng ra khỏi ổ răng.
- Kiểm soát huyệt ổ răng.
- Sửa chữa và tạo hình xương ổ răng nếu cần.
- Cầm máu.
CHÍCH APXE LỢI NHỎ
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật điều trị áp xe lợi bằng chích và dẫn lưu mủ.
II. CHỈ ĐỊNH:
Áp xe lợi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng hàm mặt
- Trợ thủ
2. Phương tiện
2.1. Dụng cụ
- Bơm, kim tiêm.
- Dụng cụ chích và dẫn lưu mủ.
2.2. Thuốc và vật liệu
- Thuốc tê
- Dung dịch oxy già 10 thể tích,bông gạc…
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Xác định vùng chuyển sóng.
- Gây tê tại chỗ.
- Trích áp xe:
+ Dùng dao rạch ở vị trí tương ứng vùng chuyển sóng.
+ Làm rộng nhẹ nhàng đường rạch để dẫn lưu mủ.
+ Làm sạch với nước muối sinh lý hoặc ôxy già 3 thể tích.
+ Phủ bằng gạc.
+ Sau khi ngừng chảy máu cho người bệnh .
+ Hướng dẫn người bệnh trong 24h đầu, súc miệng nước muối ấm 2 giờ một lần.
+ Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
KỸ THUẬT LẤY CAO RĂNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật áp dụng trong dự phòng và điều trị các bệnh quanh răng, lấy đi các chất bám lên răng, bao gồm cao răng, mảng bám răng và các chất ngoại lai khác.
II. CHỈ ĐỊNH
- Cao răng trên lợi.
- Cao răng dưới lợi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Viêm lợi miệng loét hoại tử cấp.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng hàm mặt
- Trợ thủ
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện:
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Dụng cụ lấy cao răng.
2.2 Thuốc và vật liệu:
- Bột đánh bóng
- Dung dịch oxy già 3-4 thể tích.…
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Sát khuẩn.
- Gây tê tại chỗ nếu cần.
- Dùng các đầu lấy cao siêu âm làm rung và bật các mảnh cao răng ra khỏi bề mặt răng. Thực hiện theo trình tự sao cho lấy hết cao răng ở các mặt của tất cả các răng, cả cao răng trên lợi và cao răng dưới lợi.
- Dùng các cây lấy cao răng cầm tay lấy các phần cao răng còn lại mà đầu siêu âm không lấy được.
- Sử dụng các mũi khoan tốc độ chậm phù hợp làm sạch các mảng bám , các chất ngoại lai và làm nhẵn bề mặt răng và chân răng, tạo điều kiện kiểm soát mảng bám răng.
- Bơm rửa bề mặt chân răng và rãnh lợi bằng dung dịch ôxy già 3 thể tích….
- Đánh bóng bề mặt các răng và chân răng.
ĐIỀU TRỊ TUỶ RĂNG VÀ HÀN KÍN HỆ THỐNG ỐNG TUỶ BẰNG GUTTA-PERCHA NGUỘI.
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật điều trị tủy để bảo tồn răng ở đó tủy răng được thay thế bằng một loại vật liệu hàn ống tủy đặc biệt để phòng ngừa hiện tượng tái nhiễm trùng tủy răng..
- Gutta percha nguội là vật liệu được sử dụng để hàn kín hệ thống ống tủy theo 3 chiều không gian có sử dụng bộ lèn ngang.
II. CHỈ ĐỊNH
- Răng viêm tủy không hồi phục.
- Răng tủy hoại tử.
- Răng viêm quanh cuống.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các bệnh lý tủy ở các răng sữa.
- Các bệnh lý tủy ở các răng vĩnh viễn chưa đóng cuống
- Răng có chỉ định nhổ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1. Phương tiện và dụng cụ:
- Ghế máy nha khoa
- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha
- Máy đo chiều dài ống tủy
- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…
- Bộ dụng cụ điều trị nội nha
- Bộ cách ly cô lập răng
- Bộ lèn ngang trong nội nha .
2.2. Thuốc và vật liệu:
- Thuốc tê
- Thuốc sát khuẩn
- Dung dịch bơm rửa ống tủy
- Vật liệu điều trị nội nha…
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định
- Xem lại các phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Nếu tủy răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng bằng Xylocain 2%.
3.2. Cách ly răng
Sử dụng đê cao su
3.3. Mở tủy
- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy
- Dùng mũi khoan thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.
3.4. Sửa soạn hệ thống ống tủy
- Lấy sạch tủy ở buồng tủy và ống tủy.
- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy:
+ Dùng thám trâm nội nha để tìm miệng ống tủy,
+ Trường hợp không thể phát hiện miệng ống tủy, dùng siêu âm tạo rãnh ở sàn tủy và thám trâm nội nha để tìm.
+ Dựa vào miệng ống tủy và các rãnh ở sàn ống tủy để xác định số lượng ống tủy.
- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy: Thăm dò ống tủy bằng trâm số 10.
- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy:
+ Sử dụng các file cầm tay hoặc/ và máy để tạo hình hệ thống ống tủy.
+ Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng dung dịch Natri hypoclorid 2,5-5%, hoặc nước muối sinh lý, hoặc ôxy già 3 thể tích...
- Dùng đầu siêu âm phối hợp xen kẽ với các file và dung dịch bơm rửa để làm sạch hệ thống ống tủy, dùng chất bôi trơn và làm mềm thành ống tủy.
3.5. Hàn kín hệ thống ống tủy
- Chọn cây lèn ngang với các kích thước phù hợp:
+ Chọn cây lèn vừa khít và ngắn hơn chiều dài làm việc ống tủy 1-2mm.
- Chọn côn gutta-percha chính:
+ Chọn và đặt 1 côn gutta-percha chuẩn phù hợp với file đã tạo hình sau cùng
+ Kiểm tra côn gutta-percha trong ống tủy trên Xquang.
+ Rút côn gutta-percha ra khỏi ống tủy.
- Đặt và lèn côn Gutta percha vào ống tủy:
+ Đưa xi măng trám bít vào thành ống tủy ở 1/3 ống tủy về phía cuống răng.
+ Đặt Gutta-percha chính vào ống tủy.
+ Lèn Gutta bằng cây lèn ngang.
+ Đặt côn phụ vào khoảng trống được tạo ra bởi cây lèn, dùng cây lèn tiếp theo để lèn.
+ Lặp lại nhiều lần đặt và lèn Gutta đến khi cây lèn chỉ còn đi được 1/3 trên ống tủy.
+ Lấy bỏ Gutta-percha thừa trong buồng tủy sát đến miệng ống tủy bằng nhiệt.
+ Lèn 1/3 trên ống tủy bằng cây plugger đã được hơ nóng.
- Đặt và lèn Gutta các ống tủy còn lại:
Lặp lại các bước đặt và lèn Gutta như đã trình bày ở trên lần lượt ở từng ống tủy còn lại.
- Kiểm tra kết quả hàn hệ thống ống tủy bằng Xquang.
3.6. Hàn phục hồi thân răng
Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.
ĐIỀU TRỊ SÂU NGÀ RĂNG PHỤC HỒI BẰNG GLASS IONOMER CEMENT KẾT HỢP COMPOSITE
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật phục hồi tổn thương mô cứng của răng do sâu bằng Glass Ionomer Cement (GIC) kết hợp Composite.
- Sâu ngà răng là tổn thương mất mô cứng của răng, chưa gây ra bệnh lý ở tủy răng.
II. CHỈ ĐỊNH
Sâu ngà răng vĩnh viễn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh dị ứng với Composite và GIC
- Tổn thương sâu ngà mất nhiều mô cứng khó lưu giữ khối phục hồi.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng Hàm Mặt
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.
- Bộ cách ly cô lập răng.
- Bộ dụng cụ hàn Composite: đèn quang trùng hợp, các loại cây hàn, bộ mũi khoan hoàn thiện…
- Bộ dụng cụ hàn GIC.
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Glass Ionomer Cement.
- Composite và vật liệu kèm theo.
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Sửa soạn xoang hàn:
+ Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men bộc lộ xoang sâu.
+ Dùng mũi khoan thích hợp làm sạch mô ngà hoại tử.
+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.
- Hàn lớp GIC:
+ Phủ đáy xoang hàn bằng vật liệu GIC
+ Sửa lại các thành của xoang hàn để tạo sự lưu giữ tối đa.
- Phục hồi xoang hàn bằng Composite:
+ So màu răng để chọn Composite có màu sắc phù hợp
+ Etching men và ngà răng bằng axít phosphoric 37% từ 10-20 giây.
+ Rửa sạch xoang hàn.
+ Làm khô xoang hàn.
+ Phủ keo dán dính và chiếu đèn 10 -20 giây
+ Đặt Composite theo từng lớp dưới 2mm sao cho Composite được trùng hợp tối đa và khắc phục được co ngót trùng hợp.
+ Chiếu đèn quang trùng hợp theo từng lớp Composite với thời gian từ 20-40 giây.
- Kiểm tra khớp cắn.
- Hoàn thiện: dùng bộ hoàn thiện để làm nhẵn và tạo hình phần phục hồi.
ĐIỀU TRỊ SÂU NGÀ RĂNG PHỤC HỒI BẰNG COMPOSITE
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật phục hồi tổn thương mô cứng của răng do sâu bằng Composite.
- Sâu ngà răng là tổn thương mất mô cứng của răng, chưa ảnh hưởng đến tủy. Điều trị sâu ngà răng phải phục hồi lại mô cứng và bảo vệ tủy răng.
- Composite là vật liệu được ưa chuộng trong điều trị phục hồi nha khoa do có nhiều ưu điểm nổi trội.
II. CHỈ ĐỊNH
- Sâu ngà răng sữa.
- Sâu ngà răng vĩnh viễn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh dị ứng với Composite.
- Tổn thương sâu ngà mất nhiều mô cứng khó lưu giữ khối phục hồi.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng Hàm Mặt
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Phương tiện cách ly cô lập răng.
- Bộ dụng cụ hàn Composite: đèn quang trùng hợp, các loại cây hàn, bộ mũi khoan hoàn thiện…
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Thuốc và vật liệu bảo vệ tủy
- Composite và vật liệu kèm theo
- Chỉ co lợi,…
2. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.
3. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Sửa soạn xoang hàn:
+ Dùng mũi khoan kim cương hình trụ mở rộng bờ men để bộc lộ rõ xoang sâu.
+ Dùng mũi khoan thích hợp để làm sạch mô ngà hoại tử.
+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.
- Hàn lớp bảo vệ tủy:
+ Phủ đáy xoang hàn bằng vật liệu bảo vệ tủy như GIC, MTA… 1 lớp dưới 1mm.
+ Sửa lại các thành của xoang hàn để tạo sự lưu giữ tối đa.
- Phục hồi xoang hàn bằng Composite:
+ So màu răng để chọn Composite có màu sắc phù hợp
+ Etching men và ngà răng bằng axít phosphoric 37% từ 10-20 giây.
+ Rửa sạch xoang hàn.
+ Làm khô xoang hàn.
+ Phủ keo dán dính và chiếu đèn 10 -20 giây
- Đặt Composite theo từng lớp dưới 2mm sao cho Composite được trùng hợp tối đa và khắc phục được co ngót trùng hợp.
- Chiếu đèn quang trùng hợp theo từng lớp Composite với thời gian từ 20-40 giây.
- Kiểm tra khớp cắn.
- Hoàn thiện: Dùng bộ hoàn thiện để làm nhẵn và tạo hình phần phục hồi.
ĐIỀU TRỊ SÂU NGÀ RĂNG PHỤC HỒI BẰNG GLASSIONOMER CEMENT
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật phục hồi tổn thương mô cứng của răng do sâu bằng Glass Ionomer Cement ( GIC ).
- GIC là vật liệu có ưu điểm thao tác nhanh, đơn giản và ít gây kích thích tổ chức, chỉ định rộng rãi với nhiều vị trí và tình trạng lỗ hàn.
II. CHỈ ĐỊNH
- Sâu răng sữa.
- Sâu răng vĩnh viễn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh dị ứng với GIC.
- Tổn thương sâu ngà mất nhiều mô cứng khó lưu giữ khối phục hồi.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng Hàm Mặt
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.
- Bộ cách ly cô lập răng.
- Bộ dụng cụ hàn GIC.
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Glass Ionomer Cement.
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Sửa soạn xoang hàn:
+ Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men bộc lộ xoang sâu.
+ Dùng mũi khoan thích hợp làm sạch mô ngà hoại tử.
+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.
+ Làm khô.
- Hàn phục hồi GIC:
+ Dùng dụng cụ đưa chất hàn GIC vào xoang hàn.
+ Dùng dụng cụ lèn nhẹ GIC kín khít xoang hàn.
- Kiểm tra khớp cắn.
- Hoàn thiện: Dùng bộ hoàn thiện để làm nhẵn và tạo hình phần phục hồi.
PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI MỌC LỆCH
I. ĐẠI CƯƠNG
Răng khôn hàm dưới mọc lệch thường không có chức năng ăn nhai và còn có thể gây ra các biến chứng. Vì vậy khi xác định được răng khôn mọc lệch thì nên nhổ sớm.
II. CHỈ ĐỊNH
Răng khôn hàm dưới mọc lệch .
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật nhổ răng.
- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ răng hàm mặt
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1. Dụng cụ
- Ghế máy nha khoa
- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.
- Bộ dụng cụ mở xương.
- Bộ dụng cụ cắt răng.
- Kìm và bẩy thích hợp.
2.2 Thuốc và vật liệu:
- Thuốc tê: Loại có Adrenaline và không Adrenaline.
- Thuốc sát khuẩn.
- Vật liệu cầm máu.
- Dung dịch bơm rửa.
- Bông gạc vô khuẩn.
3. Người bệnh
Được giải thích và đồng ý thực hiện kỹ thuật
4. Hồ sơ bệnh án:
Chuẩn bị đầy đủ theo đúng quy định.
Chụp phim X-quang để xác định mức độ răng lệch.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần nhổ.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Sát khuẩn.
- Gây tê tại chỗ, trong một số trường hợp phối hợp gây tê vùng.
- Rạch niêm mạc: trong một số trường hợp cần tạo vạt thì thực hiện theo các bước sau:
+ Rạch niêm mạc.
+ Bóc tách vạt niêm mạc để bộc lộ răng cần nhổ
- Lấy răng ra khỏi huyệt ổ răng bằng dụng cụ thích hợp.
- Kiểm soát huyệt ổ răng.
- Khâu đóng phần mềm trong trường hợp có tạo vạt.
- Cắn gạc.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong phẫu thuật
- Sốc: Chống sốc
- Chảy máu: cầm máu.
2. Sau phẫu thuật
- Chảy máu: cầm máu.
- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân.
PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM TRÊN
I. ĐẠI CƯƠNG
Răng khôn hàm trên mọc lệch thường không có chức năng ăn nhai và còn có thể gây ra các biến chứng. Vì vậy khi xác định được răng khôn mọc lệch thì nên nhổ sớm.
II. CHỈ ĐỊNH
Răng khôn hàm trên mọc lệch .
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật nhổ răng.
- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ răng hàm mặt
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1. Dụng cụ
- Ghế máy nha khoa
- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.
- Bộ dụng cụ mở xương.
- Bộ dụng cụ cắt răng.
- Kìm và bẩy thích hợp.
2.2 Thuốc và vật liệu:
- Thuốc tê: Loại có Adrenaline và không Adrenaline.
- Thuốc sát khuẩn.
- Vật liệu cầm máu.
- Dung dịch bơm rửa.
- Bông gạc vô khuẩn.
3. Người bệnh
Được giải thích và đồng ý thực hiện kỹ thuật
4. Hồ sơ bệnh án:
Chuẩn bị đầy đủ theo đúng quy định.
Chụp phim X-quang để xác định mức độ răng lệch.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần nhổ.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Sát khuẩn.
- Gây tê tại chỗ
- Rạch niêm mạc: trong một số trường hợp cần tạo vạt thì thực hiện theo các bước sau:
+ Rạch niêm mạc.
+ Bóc tách vạt niêm mạc để bộc lộ răng cần nhổ
- Lấy răng ra khỏi huyệt ổ răng bằng dụng cụ thích hợp.
- Kiểm soát huyệt ổ răng.
- Cắn gạc.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong phẫu thuật
- Sốc: Chống sốc
- Chảy máu: cầm máu.
2. Sau phẫu thuật
- Chảy máu: cầm máu.
- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân.